I. NGÀY N GIỜ G
Sau đợt Tổng công kích của quân đội Bắc Việt vào toàn cõi miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới áp lực của quần chúng Hoa Kỳ do những thành phần phản chiến xách động, ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời cử đại diện liên lạc với chính phủ Bắc Việt để mở cuộc hòa đàm. Ngày 13 tháng 5 năm 1968, Hội Nghị Paris giữa hai bên khai mạc, nhưng phải đến ngày 18 tháng 1 năm 1969 mới chính thức đi vào thỏa thuận cụ thể; tuy nhiên, do những quan điểm dị biệt và không chịu nhượng bộ nhau, cuộc hòa đàm nhiều lần bị bế tắc, mặc dầu vẫn có những tiếp xúc bí mật. Đến cuối năm 1971, do những chuyển biến ngoại giao quốc tế, kết hợp với những cuộc oanh kích nặng nề của Không quân Hoa Kỳ trên miền Bắc. Chính phủ Bắc Việt chấp nhận mở lại cuộc hòa đàm.
Để hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết này, Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản đã ra nghị quyết mở cuộc tấn công đồng loạt trên toàn lãnh thổ miền Nam VN mà ý định ban đầu lấy miền Đông Nam Bộ làm điểm, để nếu có thời cơ thuận lợi sẽ tấn công uy hiếp Sài Gòn, tạo áp lực trên bàn hội nghị, nhưng sau khi cân nhắc thấy còn nhiều điểm yếu chưa hoàn thiện. Bộ Chính trị quyết định chuyển hướng tấn công, lấy Trị Thiên làm điểm với một cố gắng cao nhất để chiếm được 2 tỉnh này bởi ở đây dễ tập trung lực lượng, chỉ đạo và bảo đảm vật chất cho một chiến dịch quy mô lớn.
Do tính chất quan trọng của trận chiến, Quân ủy Trung ương quân đội Bắc Việt đã cho thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị Thiên do tướng Lê Trọng Tấn phó tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh, tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy, các tướng Cao văn Khánh, Giáp văn Cương, Doãn Tuế, Hồng Sơn, Lưỡng Nhân, Anh Đệ làm phó Tư Lệnh, Bí thư đảng ủy Quảng Trị Hồ Sĩ Thản cũng được tham gia đảng ủy Bộ Tư lệnh chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng được cử làm đại diện của quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo hướng tấn công chiến lược quan trọng này.
Ngày 11 tháng 3 năm 1972 BCT thông qua nghị quyết của Quân Ủy Trung ương. Ngày 15 tháng 3 năm 1972 tại Bãi Hà (Tây Vĩnh Linh), tướng Tấn đã họp Bộ Chỉ Huy chiến dịch để đánh giá tình hình hai phía trong khu vực, đồng thời phổ biến nhiệm vụ và phân công cụ thể . Ngày mở cuộc tấn công là 4g30 chiều 30-3-1972.
Sáng ngày 30 tháng 3 năm 72 Bộ Tư lệnh
chiến dịch họp lần cuối để khai triển kế hoạch Trưởng phòng Quân Báo của mặt trận
báo cáo Trung đoàn 56 đang trên đường đến thay quân ở Fuller . Tướng Tấn nhận định
như vậy kế hoạch chưa bại lộ nên đã cho giờ nổ súng sớm hơn, tức 11 giờ 30. Tuy
vậy, lúc 10g30 khi TĐ2/56 của Thiếu tá Võ văn Đạt trên đường đến căn cứ Fuller
để thay quân cho TĐ1/2 của Thiếu tá Trương Thanh Hưng đã lọt vào ổ phục kích của
TĐ 3/27/SD308, Tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh nổ súng (sớm hơn kế hoạch 1 giờ). Đến
11giờ30 khi giờ G khởi điểm. Sau khẩu lệnh "Bão Táp" của tướng Tấn,
hàng trăm khẩu pháo 130 ly, HT.122 đồng loạt nã đạn vào 14 căn cứ phòng thủ của
Sư đoàn 3 và Thủy quân lục chiến. Cùng lúc các đơn vị của Sư đoàn 308 vượt sông
Bến Hải tấn công tràn ngập các căn cứ của Trung đoàn 57 và Trung đoàn 2 tại Gio
Linh, đồng thời Sư đoàn 304 ồ ạt chiếm lĩnh điểm đóng quân của các Tiểu đoàn
thuộc Lữ đoàn 147 ở phía Tây, căn cứ Khe Gió do Tiểu đoàn 3/56 trấn
giữ và một bộ phận của Trung đoàn 27 Sư đoàn 308 chiếm căn cứ Fuller. Tiếp đó,
tập trung pháo cường tập vào hai căn cứ Carroll, bản doanh của Bộ Chỉ huy Trung
đoàn 56 và căn cứ Mai Lộc, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 147 TQLC.
Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Trung tá Phạm
Văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 do nhiều yếu tố tác động đã liên lạc
với quân Bắc Việt xin đầu hàng, đêm đó căn cứ Mai Lộc cũng phải di tản.
II.
QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH CĂN CỨ TÂN LÂM
Sau
sự kiện vịnh Bắc bộ vào ngày 5 tháng 8 năm 1964 khi hai khu trục hạm Maddox và
Tunnee bị tấn công, Tổng thống Hoa kỳ Johnson tức khắc ra lệnh trả đũa, đồng thời
xin phép Quốc hội đổ quân vào Việt Nam.
Ngày
8 tháng 2 năm 1965, hai đại đội Thủy quân lục chiến tinh nhuệ đầu tiên của quân
đội Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng, kể từ đó khai triển quân ồ ạt trên các khu vực trọng
yếu để bảo vệ miền Nam Việt Nam.
Vào
đầu năm 1966, có chỉ dấu cho thấy các Sư đoàn chủ lực Bắc Việt bắt đầu xâm nhập
vào vùng phi quân sự từ hai hướng Bắc và Tây Bắc, đã cho những đơn vị tiền tiêu
áp sát lực lượng TQLC/ Hoa kỳ.
Đến
trung tuần tháng 7, quân đội Hoa kỳ cho mở cuộc hành quân Hastings gồm 5 Tiểu
đoàn Bộ binh và 1 Tiểu đoàn pháo tiến vào các khu vực phía Tây và Tây Bắc Cam Lộ,
dọc theo Quốc Lộ 9. Cuộc tiến quân gặp sự kháng cự của Cộng quân đang cố bảo vệ
hành lang xâm nhập. Một vị trí pháo binh đã được thiết lập trên đồi 241.
Sau cuộc hành quân Hastings, mặc dầu bị thiệt hại nặng, nhưng quân đội Bắc Việt đã tăng quân và chiếm giữ nhiều cao điểm ở phía Bắc Quốc lộ 9.
Cuối
tháng 9 năm 1966, TQLC/Hoa Kỳ mở cuộc hành quân Prairie để giải tỏa những cứ điểm
này. Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 4 SD3/TQLC được lệnh tấn công vào hai ngọn đồi
400 và 484, sau khi chiếm xong đồi 400, Đại đội Kilo của Đại úy James J.
Carroll củng cố hệ thống phòng thủ và yểm trợ cho Đại đội M đang tiến lên đỉnh
đồi 484, địa thế ngọn đồi này hiểm trở, dốc ngược. Máy bay và pháo binh yểm trợ
không hiệu quả, nên đã sử dụng xe tăng để tác xạ thẳng vào sườn núi …Nhưng một
điều không may xảy ra: Vào lúc 10 giờ sáng ngày 5/10/1966 có 2 quả đạn đã lạc
vào đồi 400 làm cho 13 chiến sĩ tử thương trong đó có Đại úy Carroll.
Đồi 241 đã được thiết lập trước đó như là một vị trí pháo binh, sau này phát triển thành một căn cứ hỏa lực, đặt bản doanh của một Trung đoàn, lấy ngày sinh nhật của TQLC Hoa Kỳ làm ngày khai sinh và lấy tên của Đại úy Carroll đặt cho tên của căn cứ: Cụ thể Camp James J. Carroll được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 1966 (Đồi 241 - Căn cứ Carroll có tên trên bản đồ là Động Tranh, khi QL/VNCH nhận bàn giao, đổi thành Căn Cứ Tân Lâm)
Trong cao điểm của cuộc chiến Việt Nam, Carroll là Bộ chỉ huy Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn 3 TQLC/ Hoa Kỳ và là một căn cứ hỏa lực mạnh nhất tại khu vực này, nơi đóng quân của 4 Tiểu đoàn Pháo Binh (2 TĐ của Trung đoàn 12 PB/TQLC và 2 TĐ của Liên đoàn 94 Pháo Binh Lục Quân). Từ đây đại bác 175 ly và đại bác nòng 8 inches bắn yểm trợ cho các đơn vị trong một vòng cung từ Khe Sanh đến Cồn Tiên và thường xuyên đấu súng với pháo 130 ly của quân đội Bắc Việt bên kia sông Bến Hải. Căn cứ rộng đủ để chứa hơn 2000 quân với một vòng đai phòng thủ quy mô. Địa hình căn cứ rất lý tưởng để phòng ngự: Xây theo hình lục giác trên một ngọn đồi trống, quân trú phòng có thể quan sát 4 hướng và phát hiện địch quân từ cự ly 500 - 1000 mét.
Trong 3 năm trú đóng của quân đội Hoa Kỳ, trại Carroll chưa một lần bị tấn công bằng bộ binh, chỉ có những đợt pháo kích nhằm khống chế hỏa lực yểm trợ đặc biệt là vào tháng 3 năm 1967 khi quân đội Bắc Việt tập trung một lực lượng hùng hậu để tấn công Khe Sanh. Sau tổng công kích Tết Mậu Thân, áp lực địch trong khu vực giảm dần, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, rút dần quân đội về nước. Tháng 7 năm 1969, căn cứ Carroll được chuyển lại cho QLVNCH, đơn vị nhận bàn giao là Trung đoàn 2 Sư đoàn 1 Bộ Binh.
Tình hình tương đối yên tĩnh cho đến cuối tháng 3 năm 1972, sau 3 ngày bị pháo liên tục với mức độ và cường độ ác liệt, Trung tá Trung đoàn trưởng TĐ56 đã có một cuộc họp để quyết định đầu hàng. Vào lúc 2g30, ngày 2/4/1972 Đại úy Nhơn Trưởng ban 2 nhận lệnh Trung tá Đính cầm cờ trắng ra trước cổng căn cứ như là dấu hiệu buông bỏ vũ khí của toàn Trung đoàn, cũng là thời điểm đánh dấu sự chấm dứt hoạt động của căn cứ hỏa lực Tân Lâm sau 5 năm, 4 tháng, 23 ngày thành lập với biết bao công sức và xương máu của các chiến sĩ Việt Mỹ quyết tâm gìn giữ
III.
QUÂN
ĐỘI BẮC VIỆT TẤN CÔNG
Khi quân đội Hoa Kỳ rút đi, khu vực tỉnh Quảng Trị chỉ có Trung đoàn 2/SĐ1BB và 1 Lữ đoàn TQLC dàn mỏng để phòng thủ. Sau hành quân Lam Sơn 719, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH quyết định thành lập tại đây một Sư đoàn Bộ Binh. Ngày 1 tháng 10 năm 1971 Sư đoàn 3 Bộ Binh ra đời, lấy Trung đoàn 2 SĐ1 làm lực lượng nòng cốt và 2 Trung đoàn Tân Lập 56 và 57. Lúc này các đơn vị thuộc Trung đoàn 2 chịu trách nhiệu khu vực Carroll, Khe Gió và Fuller. Trung đoàn 56 và 57 tại các căn cứ ở Tây Gio Linh cùng một số vùng đồng bằng.
“….. Sáng sớm ngày 30/ 3/1972 Tr.Ð 2 và 56 hoán chuyển trại
và vùng trách nhiệm. Tr.Ð 56 từ căn cứ C2 ở Bắc Cam Lộ di chuyển về hướng Nam,
thay thế Tr.Ð 2 ở căn cứ Carroll, căn cứ hỏa lực Fuller và Khe Gió. Mười một
giờ ba mươi, khi đoàn quân còn đang di chuyển, một số chưa kịp qua sông (sông
Cam Lộ, trên đầu đường 9), chỉ có một đại đội tác chiến và đại đội chỉ huy vừa
vào trong căn cứ Carroll thì địch quân tấn công. Pháo 130 ly của địch bắn tràn
ngập các mục tiêu. Không phải chỉ có Tr.Ð 2 và 56 bị tấn công, tất cả các căn
cứ trên toàn Quảng Trị bị tấn công. Ở hướng Bắc SÐ 308 CSBV chia làm bốn mũi
vượt qua vĩ tuyến 17 đánh thẳng vào Tr.Ð 57; ở hướng Tây từ biên giới Lào, SÐ
304 và một trung đoàn thiết giáp đánh vào các tiền đồn của lữ đoàn 147TQLC ở
Núi Ba Hô và Sarge. Ngày hôm đó, mặt trận Bắc và Tây Bắc Quảng Trị hoàn toàn
trong biển lửa: CSBV bắn 2,000 quả đạn chung quanh căn cứ Fuller, Khe Gió,
Carroll trong tổng số 11,000 trái trong 24 tiếng đầu của chiến dịch…”
Với cuộc hoán chuyển vị trí đang diễn ra
khi cộng sản tấn công, ba tiểu đoàn của Tr.Ð 56 chỉ có một phần bên trong những
căn cứ đã được chỉ định. Hai tiểu đoàn 1/56 và 2/56 vẫn còn kẹt giữa đường và
đang bị pháo của địch quân kèm lại một chỗ; tiểu đoàn 3/56 ở Khe Gió và 1/2 (tiểu
đoàn 1 của trung đoàn 2), chưa rời trại khi Cộng quân tấn công ở Fuller cũng
không di chuyển được vì bị pháo. Bộ binh CSBV tấn công hai căn cứ suốt ngày 30.
Trưa 31, Khe Gió và Fuller thất thủ. Lực lượng ở hai căn cứ này mở đường máu
rút về hướng đông nam, về căn cứ Carroll. Với hệ thống truyền tin bị phá hủy, Trung Tá
Đính gần như hoàn toàn bất lực trong việc điều động các cánh quân đang phân
tán. Không phải chỉ có trung đoàn 56 của Trung Tá Đính là nằm trong hoàn cảnh ngặt
nghèo: bên trái của căn cứ Carroll, ở hướng Tây và Tây Nam, hai căn cứ hỏa lực
Núi Ba Hô và Sarge (Động Toàn) - vòng đai bảo vệ của Carroll - sắp bị tràn ngập.
Mười giờ rưỡi đêm 31, tiểu đoàn 4 TQLC ở căn cứ hỏa lực Núi Ba Hô di tản. Khi
Núi Ba Hô di tản thì căn cứ Sarge ở phía Nam cũng không thể giữ được. Bốn giờ
sáng đêm đó, sau khi khẳng định được tình hình ở hướng Bắc, bộ chỉ huy TÐ4 TQLC
ở Sarge cũng rút đi. Hai toán quân TQLC đều di tản về căn cứ Mai Lộc, ba cây số
hướng Nam căn cứ Carroll, nơi có bản doanh của lữ đoàn 147 TQLC. Bây giờ chỉ
còn Carroll và Mai Lộc nằm trên hướng tiến quân của SÐ 304 về Quảng Trị.
Ngày
31-3-1972 Trung Tá Ðính liên lạc với Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai để xin tiếp viện.
“Nếu không được tiếp viện, căn cứ chỉ có thể giữ được vài ngày nữa thôi.” Ông
Ðính báo cáo với Tướng Giai. “Ráng
chờ, sẽ có tiếp viện,” Tướng Giai trả lời. Hôm sau, 1 tháng 4, Tướng Lãm đích
thân gọi Trung Tá Ðính. Tướng Lãm ra lệnh vắn tắt, là Sư Ðoàn 3BB và Quân Ðoàn
I không còn gì để tiếp viện. Trung đoàn 56 phải giữ căn cứ Carroll bằng mọi
giá! Cùng ngày, những cánh quân di tản hay những cánh quân bị kẹt vì pháo kích
lần lượt về được bên trong căn cứ Carroll …..”
Tình hình càng lúc càng xấu làm cho
Trung tá Đính rất hoang mang.
"..... Sự bi quan trở thành thất vọng khi tin tức qua hệ thống truyền tin cho biết hai Trung đoàn 2 và 57 trên đường di tản về Ðông Hà và Bộ Chỉ Huy Sư Ðoàn 3BB sẽ rời căn cứ Ái Tử về Quảng Trị để tránh tầm đại bác 130 ly của Cộng quân từ bên kia sông Bến Hải bắn qua. Tối ngày 1 tháng 4, với tất cả quân di tản tụ về, căn cứ Carroll bây giờ có khoảng 1,500 tay súng trong vòng đai phòng thủ ..."
Sáng
mồng 2 - 4 -1972, Tr. Tá Đính gọi về BTL/SĐ xin yểm trợ nhưng không gặp Chuẩn tướng
Vũ văn Giai, căn cứ vẫn bị mưa pháo dồn dập, sau đó ông triệu tập cuộc họp Ban
Chỉ huy Trung đoàn và các đơn vị trưởng tăng phái gồm:
-
Trung tá Phạm văn Đính – Trung đoàn trưởng
-
Trung tá Vĩnh Phong – Trung đoàn phó
-
Thiếu tá Thuế – Pháo Binh, phụ tá hỏa lực
-
Thiếu tá Tôn Thất Mãn – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/56
-
Đại úy Hoàng Quốc Thoại – Trưởng ban 3
-
Đại úy Nhơn – Trưởng ban 2
-
Đại úy Hoàng Trọng Bôi – Pháo đội trưởng 175
-
Đại úy Nguyễn văn Tâm – Pháo đội trưởng TĐ1/PB/TQLC.
-
Trung úy Lê Văn Kiểu – Pháo đội 105
-
Thiếu úy Thái Thanh Bình – Chi đội trưởng Thiết Giáp
……………
Sau
khi nêu tình hình nguy ngập của căn cứ sau 3 ngày bị pháo hủy diệt, mặc dầu chưa
có bộ binh địch tấn công, nhưng khả năng của đơn vị trú phòng không thể cầm cự
lâu dài, viện binh, không yểm không có, ông Đính đã trình với Tướng Giai và được
trả lời toàn quyền quyết định, tiếp đó ông đưa ra 3 hướng giải quyết để mọi người
lựa chọn:
1.
Tử thủ, chiến đấu đến giây phút cuối cùng
2.
Mở đường máu để rời khỏi căn cứ
3.
Đầu hàng
Bên
ngoài pháo địch bắn liên hồi, nhưng trong phòng họp im phăng phắc. Mọi người
đang chờ đợi một quyết định lịch sử, bỗng người ta nghe một giọng nói vang lên:
Chậm, rõ ràng nhưng cương quyết:
- Tôi chọn một trong 2 điều trước và bác bỏ điều thứ 3. Tôi không chấp nhận đầu hàng.
Mọi người cùng nhìn về phía phát ra tiếng nói ấy: Thiếu tá Tôn
Thất Mãn. Nhưng ý kiến của anh như tiếng vọng giữa sa mạc, chẳng ai quan tâm.
‘…..Trung Tá Ðính nói ra ý nghĩ thật
của mình là “Nếu tiếp tục chiến đấu, nhiều người sẽ chết. Và nếu chúng ta có bị
thương, có chết, để có được một chiến thắng, thì cũng không ai lo cho chúng ta
sau đó. Chúng ta bây giờ phải tự lo lấy thân.
…..Trước
sự yên lặng của các sĩ quan, Trung Tá Ðính nói về gia đình của họ, về viễn ảnh
những vui mừng khi họ được sống sót trở về…..”
Cuộc họp chẳng qua chỉ là hình thức, bởi
vì trước đó Trung tá Đính đã liên lạc với cấp chỉ huy Trung đoàn 38 Pháo của Cộng
quân để xin đầu hàng.
“…..Sau cuộc họp, Trung tá Đính gặp cố vấn
của trung đoàn, Trung tá W. Camper và Thiếu tá J.Brown, vị sĩ quan Mỹ chất vấn Trung
tá Đính: Tại sao ta không sử dụng mấy chiếc M-41 còn lại và vài xe bọc sắt, phá
hàng rào phía Nam rút về phía căn cứ Mai Lộc nương tựa vào lực lượng Thủy quân
Lục chiến ở đó mà tìm về Ái Tử.
Trung tá Đính trả lời:
- Muộn rồi, các sĩ quan đã đồng ý đầu hàng ….. Ông hãy cùng tôi tự tử để khỏi
nhục.
- Không, sĩ quan Hoa Kỳ không làm như vậy, chúng tôi sẽ tự lo liệu lấy…. “ rồi
bỏ đi.
Sau đó Trung tá Đính ra lệnh Đại úy Nhơn
- Trưởng ban 2, cởi chiếc áo lót màu trắng ra treo trước cổng để làm tín hiệu
chấp nhận đầu hàng (chuyện cờ trắng như vừa trình bày là do Thiếu tá Mãn kể, nhưng
theo Thiếu tá Hà Thúc Mẫn được Đại úy Hoàng Quốc Thoại - Trưởng Ban 3 thuật lại
lúc cùng nhau ở trong tù thì Trung tá Đính lệnh cho Thượng sĩ Sừng xé tấm drap
trải giường làm đôi. Trong một bài tùy bút của Nguyễn Thắng - phóng viên chiến
trường Quân Đội BV cũng viết như thế: “Sau khi sai lính lấy tấm vải trắng trải
giường nằm, kéo lên cột cờ, anh Đính đã gọi cho chúng tôi: “Alô, Bông Lau đâu,
đã trông thấy cờ trắng chưa?”).
Làm đúng theo điều kiện của cấp chỉ huy
Trung đoàn 38, Pháo Bông Lau, mọi người đi theo hàng đôi ra hướng Quốc Lộ 9
theo thứ tự cấp bậc Tá - Úy - Hạ Sĩ Quan...
Xế trưa 2 - 4 - 1972, sau khi Trung tá Đính thông báo lệnh đầu hàng, ngoài Thiếu tá Tôn Thất Mãn, còn 2 sĩ quan khác chống lại (sau khi trở về đơn vị của mình), đó là Đại úy Nguyễn văn Tâm, Pháo đội trưởng B/TDD1/PB/TQLC và Thiếu úy Thái Thanh Bình, chi đội trưởng Thiết đoàn 11 Kỵ binh.
“..…Ðại úy Tâm về họp các sĩ quan, và hạ sĩ quan nòng cốt. Tất cả đồng ý không hàng. Anh Tâm bèn chia ra nhiều toán và chỉ thị sẽ tùy nghi chiến đấu tìm đường tẩu thoát. Anh ủy cho 1 sỹ quan người địa phương biết địa lý. Cố thoát về được để báo cáo cho Bộ chỉ huy TQLC. Tất cả anh em đều đồng ý không chịu kéo cờ hàng.
Sau cùng kết cục cũng không phải là trận đẫm máu như đã dự trù. Trong lúc các đơn vị bộ binh đầu hàng, địch ở ngay sau lưng thủy quân lục chiến nên hầu hết các sỹ quan pháo binh của pháo đội đều bị bắt làm tù binh. Trên 50% lính phá rào chạy thoát cùng với 1 sỹ quan đã được ông Tâm ủy nhiệm dẫn anh em chạy…..”“…..Lúc 15 giờ chiều, trung tâm hành
quân của Sư Ðoàn 3 BB ở căn cứ Ái Tử nhận được công điện của sĩ quan cố vấn
Trung Ðoàn 56 BB gửi đi từ căn cứ Carroll: Chúng tôi yêu cầu được rời nhiệm sở.
Có lý do: Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 56 BB không cần chúng tôi ở đây nữa. Sẽ cắt
nghĩa sau.
Nhận điện tín, do không hiểu chuyện gì
đã xảy ra, Ðại Tá Turley, cố vấn Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến đang làm việc
chung với toán cố vấn của Sư Ðoàn 3 BB, đã ra lệnh: Không được, các ông hãy ở
đó thi hành nhiệm vụ. Hai mươi phút sau một công điện cuối cùng nhận được từ
căn cứ Carroll: căn cứ muốn hàng địch. Cờ trắng kéo lên trong vài phút nữa.
Không còn thì giờ để nói, chúng tôi hành động gấp để vượt thoát.
Sau khi báo tin về trung tâm hành
quân Ái Tử, hai sĩ quan cố vấn của Trung Ðoàn 56 BB thu xếp hàng trang nhẹ vào
túi đeo vai, thiêu hủy tài liệu kín rồi xách chiếc máy truyền tin đi về hàng
rào phía Nam căn cứ. Hai người lính Việt Nam tình nguyện đi theo. Đang lúc len
lỏi giữa hàng rào kẽm gai thì bộ đội Bắc Việt đã phát giác và nổ súng. Toán
người định vượt thoát vừa bắn trả vừa lùi trở lại hàng rào. Một cố vấn dùng máy
PRC-25 liên lạc về Ái Tử xin tiếp cứu thì thật tình cờ, họ liên lạc được với
một chiếc trực thăng đang tiếp tế đạn cho căn cứ Mai Lộc.
Phi công đã liên lạc với toán cố vấn và đã đáp xuống căn cứ Carroll trong khi 2
trực thăng Cobra võ trang nhào xuống bắn phá phía ngoài vòng rào yểm trợ. Viên
sĩ quan cố vấn phó Trung Ðoàn 56 BB và hai người lính truyền tin leo lên trực
thăng trước, viên cố vấn trưởng còn đứng lại ngăn cản một số lính pháo binh
đang chạy lại gần với ý định đi theo. Kẻ nào không có súng là có ý định hàng
giặc. Ông ta nghĩ vậy và chỉ cho phép khoảng 30 người lính có vũ khí lên trực
thăng…”
Khi người cố vấn của Trung Ðoàn 56
BB ngồi vào chiếc ghế ở cửa thì trực thăng bốc lên giữa những hàng súng nhỏ bắn
theo. Nhìn lại căn cứ Carroll, ông ta đã thấy lá cờ trắng thật to được treo lên
ở cổng chính của căn cứ. Chiếc trực thăng CH-47 bị chảy dầu, nên khi bay về đến
Quốc Lộ 1 phải đáp xuống, thả toán người thoát về từ căn cứ Carroll giữa những
tiếng nổ của hỏa tiễn 122 ly. Hai sĩ quan cố vấn được một chiếc trực thăng bốc
về Quảng Trị.
Khi nghe tường trình sự việc xảy ra
tại căn cứ Carroll, tướng Giai không tin là chuyện có thật và giận dữ nói các
cố vấn là hèn nhát bỏ nhiệm sở. Chẳng những tướng Giai mà hầu hết mọi người đều
không tin rằng Trung Tá Phạm Văn Đính, người hùng Hắc Báo đã từng chiến thắng
khắp nơi trên vùng giới tuyến mà lại dễ dàng đầu hàng quân địch sau 3 ngày
chiến đấu. Nhưng đó là sự thật phủ phàng. Sau khi phối kiểm tin tức, các binh
sĩ thoát về đều nói như vậy, tướng Giai buồn rầu xin lỗi hai cố vấn và hai
người này được chỉ định đi theo Trung Ðoàn 2 Bộ binh.
Tại trung tâm hành quân ở căn cứ Ái Tử,
khi nhận được tin căn cứ Carroll thất thủ, Ðại Tá Turley điện thoại về Đà Nẵng.
Không ai tin. Cố vấn Quân Ðoàn 1 nói với ông: "Đại Tá Turley, ông có điên
không, Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư Lệnh Quân Ðoàn 1) không biết có sự đầu
hàng nào cả.
"Xin chờ hai cố vấn Trung Ðoàn 56
BB vừa thoát về báo cáo tình hình rõ ràng hơn." Đại tá Turley nói vậy và
gác máy. Sau đó, ông được lệnh về Sài Gòn gấp để trình diện Ðại Tướng Abrams,
tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam….”
IV. ĐẦU HÀNG ... TẠI SAO?
Đó
là câu hỏi cho đến hôm nay chưa có câu trả lời! Vẫn là sự thảng thốt, ấm ức, nhức
nhối trong lòng những chiến binh SĐ3 ngày ấy - mỗi khi nhớ đến.
Những
ngày tháng đầu ở Sư đoàn, Trung tá Đính luôn tạo cho chúng tôi ấn tượng tốt đẹp
khi ông điều khiển chương trình đại lễ Thành lập Sư đoàn 3BB trong ngày
1-10-1971 tại căn cứ Ái Tử. Ông thật oai phong, vóc dáng cao lớn, giọng nói
dõng dạc trước hàng quân đang nghiêm chỉnh chào đón ngày trọng đại, linh thiêng
của đơn vị trước sự chứng kiến của đầy đủ tướng lãnh cao cấp chỉ huy quân lực.
Hơn thế trước đó quân dân Trị Thiên xem ông như là một ngôi sao trong chòm sao
lấp lánh của SĐ1 với những tên tuổi: Võ Toàn, Hoàng Mão, Lê Huấn, Trần Ngọc Huế
gắn liền với biết bao chiến công hiển hách!
Nhưng điều gì tác động để trong khoảnh
khắc ông xoay lưng lại với "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm " mà hơn
một lần ông đã quỳ xuống đón nhận, gánh vác như một lời thề!? Cũng chỉ trước đó
một ngày, ông đã giao kết với Trung tá Nguyễn Năng Bảo - Lữ đoàn trưởng
LĐ147/TQLC tại Mai Lộc:"Tôi và anh cố gắng liên kết chống giữ mặt trận
phía Tây, nhưng nếu áp lực địch quá nặng, tôi sẽ di chuyển xuống phía Nam cùng
với anh".
Trước
hết chúng ta hãy nghe ông giải bày tâm sự sau hành quân Lam Sơn 719. Ông suy
nghĩ nhiều về cuộc chiến không tương lai và thân phận của những quân nhân. Cảm
nghĩ đó tác giả Andrew Wiest thuật lại theo những gì từ Trung tá Đính kể trong
cuốn "Vietnam's Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN".
“…Ông
Phạm Văn Đính cảm thấy vô cùng phẫn uất trước diễn biến tình hình. Quân lực
VNCH đã mất mát quá nhiều nhân lực tài giỏi để đẩy lui VC ra khỏi Quân Đoàn I đến
hai lần, kể như là chiến thắng. Phần đất đẫm máu của Khe Sanh, nơi mà ông đã có
lần lái xe đến bình an, lại một lần nữa rơi vào tay kẻ thù. Trước đây, trên đường
rút lui từ hướng Tây, phần lớn quân đội Mỹ đã ở lại miền Nam Việt Nam, nhưng
bây giờ thật nản lòng làm sao khi sự rút lui đó kể như vĩnh viễn. Làm cách nào
để quân đội VNCH sẽ lấy lại được phần đất đã mất để đẩy lùi Cộng quân từ miền Bắc
thêm một lần nữa? Sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đang vơi dần
và sự thực về chiến thuật phản ảnh qua giai đoạn mới này của cuộc chiến đang đè
nặng lên tâm khảm của ông Đính, làm ông nhận thức ra rằng trên thực tế, miền
Nam Việt Nam có thể sẽ mất trong cuộc tranh đấu sống chết để chỉ mong tồn tại….”
(… Pham Van Dinh found the developing situation immensely frustrating. The ARVN had lost so many good people in efforts to push the NVA out of I Corps—twice—and had been so near victory. Now the land that had cost so much in blood, where once he could ride in an open jeep all the way to Khe Sanh in peace, was again in the hands of the enemy. In the previous pullback from the west, substantial American forces had remained in South Vietnam, but now the retreat carried a disheartening air of permanence. How was South Vietnam alone to regain its lost territory and push the North Vietnamese out once again? As U.S. support for the war waned, the tactical reality presented by the new phase of the conflict pressed hard on Dinh and caused him to think for the first time that South Vietnam might actually lose its struggle for survival…)
Trong
lời trình bày thêm của ông Đính với tác giả cho thấy sự lo sợ và hoang mang khi
đường tiếp viện bị cắt đứt, đối diện với một lực lượng địch đông hơn rất nhiều
lần về nhân lực cũng như hỏa lực, trong lúc Sư đoàn như đã bỏ rơi ông. Trong
hoàn cảnh bi đát đó, ông quyết định đầu hàng như ông đã nói trong cuộc họp ở
trên.
Mấy ngày sau khi căn cứ Carroll thất thủ, tại
BTL/SĐ3 trong Thành Cổ đã có lời đồn đoán có thể đã có sự hoạt động của binh vận
đối phương tại căn cứ, nhưng tình hình căng thẳng lúc đó ít ai theo dõi, chúng
tôi cũng không biết bên An ninh quân đội có điều tra vụ này không? Tuy nhiên,
khoảng hơn 10 ngày sau khi căn cứ Carroll mất, binh sĩ TQLC bảo vệ Ái Tử đã bắt
được Đại úy Nhơn Trưởng ban 2 Trung đoàn 56 đang tìm cách vào căn cứ. Sau đó giải
giao về BTL/SD3, ông Nhơn được chuyển cho Sở 1 An Ninh Quân Đội tại Đà Nẵng. Khi
SD3 vào dưỡng quân tại Phú Bài hình như đã có tờ trình Tư Lệnh về sự kiện này,
nhưng không biết nội dung như thế nào. Cũng có dư luận cho rằng: Trung tá Đính
bị Trung tá Vĩnh Phong lèo lái dụ dỗ để buông súng vì Trung tá Vĩnh Phong đã được
Cộng quân móc nối từ trước. Đây cũng chỉ là lời phỏng đoán, có lẽ nhiều người biết
trước đó Trung tá Phong không ưa gì người Mỹ, thái độ này cũng đã được hai cố vấn
Trung đoàn "mô tả" trong buổi trưa ngày 2/4/1972 tại Carroll:
“…Đứng ở lối vào căn hầm
chỉ huy là Trung tá Vĩnh Phong - Trung đoàn phó của ông Đính. Camper và Brown
chào, nhưng ông Phong không thèm chào lại. Camper và ông Phong rất ghét nhau,
trong thực tế ông Phong khinh thường tất cả người Mỹ. Mối quan hệ của họ như là
lửa với nước
Camper hỏi ông Phong: "Tôi đang kiếm Trung tá Đính. Ông Đính có ở đó
không?"
Trung tá Phong không trả lời, thái độ khinh thị của mình đối với ông Camper thể
hiện rõ ràng. Cuối cùng ông Phong trả lời: "Ông Đính bận họp". Camper
và Brown liếc nhìn nhau. Hai ông cố vấn Camper và Brown đúng ra phải có mặt tại
buổi họp. Họ đi về phía cửa, nhưng ông Phong chặn đường. "Trung tá không muốn
bị quấy rầy," ông nói. Camper và Brown biết nói thêm chỉ vô ích, nên họ
quay trở lại hầm trú ẩn của họ. Tuy nhiên, vì lịch sự ông quay lại nói với ông
Phong rằng: "Tôi sẽ kiểm tra lại sau…."
(..…Standing
in the covered entrance of the big regimental bunker was Lieutenant Colonel
Vinh Phong, Dinh's executive officer. Camper and Brown saluted, but Phong
ignored them. It was no secret that Camper and Phong hated each other; in fact
Phong despised all Americans. Camper characterized their relationship as being
"like matches and gasoline."
"We're looking for Colonel Dinh. Is he around?" asked Camper.
Lieutenant Colonel Phong did not answer for a second, letting his disdain for
the foreigners show clearly. When he finally spoke. His words were short and
crisp: "The colonel is in a staff meeting." Camper and Brown glanced
at each other. Advisers were supposed to be present at staff meetings. They
moved for the door, but Phong blocked the way. "The colonel does not wish
to be disturbed," he said.
The Americans knew further argument was futile so they turned to go back to
their bunker. In an attempt to remain polite, Camper looked back over his
shoulder as the left and told the arrogant executive officer, "I'll check
back later."…..)
Chúng
tôi có tiếp xúc với một số sĩ quan thân cận và bạn bè Trung tá Đính, không ai
hiểu được ý ông, có điều nhiều người xác nhận trên lập trường quan điểm, ông
chưa bao giờ bộc lộ tư tưởng thân Cộng, bởi ông là một Đảng viên Đảng Đại Việt,
có cuộc sống phóng khoáng, đánh bất cứ trận nào, ông luôn dành chiến thắng. Một
người gần gũi với gia đình ông cho biết: Thời điểm đó vợ ông Đính sinh con thứ
ba được mấy hôm, biết đâu yếu tố tình cảm này là một trong nhiều lý do đưa đến
quyết định của ông?
Ông Nguyễn Kỳ Phong, người điểm sách "Một quân đội bị bỏ quên: Anh hùng và bội phản
trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" đã có nhận định về trường hợp đầu
hàng của Trung tá Đính như sau:
“…nhìn
lại địa hình và tình hình của mặt trận ở hướng Tây và Tây Bắc Quảng Trị, quân
lệnh của Tướng Giai và Tướng Lãm không phải không có ý nghĩa. Những căn cứ nhỏ
như Núi Ba Hô, Sarge, C2, C3, hay Mai Lộc có thể di tản được vì đó là những căn
cứ nhỏ, không có địa hình thuận lợi để phòng thủ. Nhưng căn cứ Carrol thì hoàn
toàn khác. Ðây là một căn cứ có thể cầm cự một hay là hai trung đoàn địch dễ
dàng…”
“…Người
điểm sách này xin nói trước: trước khi đọc tác phẩm “Vietnam's Forgotten
Army…”, người viết đã có một định kiến về hành động đầu hàng của Trung Tá Ðính:
đó là hành động của một sĩ quan chủ bại, chưa đánh đã chạy. Và sau khi đọc tác
phẩm, người viết vẫn không hoàn toàn đồng ý với lý do đầu hàng của ông Trung
tá: Thông cảm? Có. Chấp nhận? Không!...”
Nhiều người đồng thuận với kết luận nói trên, họ thông cảm với ông trong khoảnh khắc hoang mang giao động, bản năng "Tham sinh úy tử" của con người trỗi dậy, nhưng họ không chấp nhận những gì ông hành xử sau đó. Đã có thời gian ông đến Mỹ, nhưng bạn bè ngày xưa không ai muốn tiếp và độc giả cũng hoàn toàn đồng ý với nhà sử học Andrew Wiest khi gọi ông là kẻ bội phản.
Trong
lúc đó một người vừa là bạn chiến đấu, vừa là thuộc cấp: Thiếu tá Tôn Thất Mãn
Tiểu đoàn trưởng TD1/56 đã phản đối quyết liệt việc đầu hàng của ông Đính,
không chỉ trong buổi họp mà kéo dài về sau này để giữ tròn khí tiết của mình, ta
hãy nghe ông chia sẻ:
“….Đoàn tù và hàng binh đi
bộ 10 ngày đến Quảng Bình, tại đây có xe đưa ra Thanh Hóa và lên tàu đến trại
giam Bất Bạt, Sơn Tây, thời gian này liên tục bị hỏi cung, viết bản tự khai,
kiểm điểm. Đặc biệt là công an bắt tất cả những sĩ quan có đi du học Mỹ phải
tường trình đầy đủ những gì đã lãnh hội được và giao cho ông Đính tổng hợp
trình lên chúng.
Trong khoảng thời gian này, lãnh đạo trại
giam mở đợt vận động tuyên truyền, kêu gọi tất cả sĩ quan đứng lên tự giác từ
bỏ lý lịch căn cước QL/VNCH để trở về với Quân Đội Nhân Dân. Thiếu tá Tôn Thất
Mãn đã khí khái quyết liệt phản đối chiêu bài này. Khi được trực tiếp đặt vấn
đề, anh nói với tên Thiếu tá phản gián Nguyễn Phương: Ngay từ lúc ở căn cứ Tân Lâm, tôi đã chống lại việc đầu hàng của Trung
đoàn trưởng, mặc dầu mọi người đều im lặng, nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến sự
an nguy của tính mạng mình và đã chống đối đến cùng. Đời lính thắng bại là
chuyện thường tình, bây giờ tôi sa cơ thất thế bị các ông bắt, hãy xem tôi như
là một tù binh chiến tranh, tôi hoàn toàn chấp nhận vị trí ấy, tôi luôn luôn
trung thành với lý tưởng mà tôi đã phụng thờ: TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM,
đồng thời tôi không phản bội những chiến hữu dưới quyền đã hy sinh…
Sau
hôm ấy, anh bị đưa đi giam riêng, được một thời gian chúng chuyển anh đến Hỏa
Lò Hà Nội nhốt vào xà lim”.
V.
ĐẦU HÀNG NHƯ THẾ NÀO?
Việc liên lạc với đối phương để xin đầu hàng,
có thể chỉ có Trung tá Đính và nhân viên truyền tin biết, rất khó kiểm chứng.
Đơn vị trực tiếp tấn công áp đảo căn cứ Carroll là Trung đoàn 38 Pháo Bông Lau
quân đội Bắc Việt. Cấp chỉ huy của đơn vị này đã chấp nhận sự đầu hàng và đưa
ra những quy định buộc Tr.Tá Đính phải theo. Những người này sau cuộc chiến đã
ghi lại diễn tiến của sự kiện đã xảy ra trong ngày 2-4-1972 theo từng vị trí cộng
tác của họ:
·
Trong tập hồi ký "Mùa Hè Cháy"
của Quý Hải, lúc đó là Đại úy Tiểu đoàn trưởng TĐ2/38 đã viết:
“ ….. 13g đồng chí chiến sỹ máy vô
tuyến điện ở đài quan sát Sao Mai, đài tiền tiến của trung đoàn pháo binh Bông
Lau do đồng chí Thông trung đoàn phó chỉ huy nhận được tín hiệu của lính thông
tin Ngụy nói chỉ huy của Trung đoàn 56 xin gặp chỉ huy cao nhất của Bông Lau.
Chiến sỹ thông tin không dám báo cáo, sợ rằng mình quan hệ với địch vô nguyên tắc.
Nhưng sỹ quan trung đoàn 56 tiếp tục gọi nhiều lần xin gặp, đồng chí Thông điện
về sở chỉ huy báo cáo trung đoàn trưởng Cao Sơn. Đồng chí Cao Sơn ngay lập tức
trao đổi với chính ủy Trương Linh Huyên và sau khi báo cáo sư trưởng Hoàng Đan,
anh cầm máy nói chuyện trực tiếp với Trung tá Phạm Văn Đính. Khi đó nhà báo
quân đội Nguyễn Thắng có mặt ở sở chỉ huy đứng kề bên nghe được giọng nói Thừa
Thiên của Trung tá Phạm Văn Đính:“Tôi, Phạm Văn Đính, trung tá, trung đoàn trưởng
trung đoàn 56 cùng toàn thể sỹ quan thuộc bộ chỉ huy trung đoàn đã họp tại
phòng làm việc của tôi, trên dưới bàn bạc quyết định không đề kháng nữa để ra với
Quân giải phóng.”
Trung đoàn trưởng pháo binh Bông Lau Cao Sơn “Hoan nghênh các anh hạ súng đầu
hàng tập thể. Pháo sẽ ngừng bắn… Sẽ có người tới dẫn đường cho các anh.”
13 giờ 9 phút ngày 2 tháng 4, từ đài quan sát Sao Mai, đồng chí Trần
Thông trung đoàn phó báo về đã thấy cờ trắng trên điểm cao 241 và các binh sỹ
trung đoàn 56 cầm cờ trắng đi ra phía Đầu Mầu theo quy định….”
·
Đại úy Hồ văn Duyệt - nguyên giáo viên
trường SQ Pháo Binh, biệt phái làm ở Đài quan sát của Trung đoàn 38 Pháo ghi lại
sự kiện xin đầu hàng của Tr. Tá Đính trong bài “Người Trung tá quân đội Saigon phản chiến năm 1972" đăng trên
Tạp Chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử VN số 222 tháng 10 năm
2004.
“…..Một chiến sĩ VTĐ báo cáo với tôi:
- Có một thằng nó yêu cầu gặp thủ
trưởng.
- Nó phá rối đấy chứ gặp gì, mặc kệ nó.
Một lát sau chiến sĩ lại báo cáo:
- Thắng đó xưng là trung tá chỉ huy
trưởng xin gặp Sao Hôm
Sao
Hôm là mật danh đài quan sát chỉ huy. Theo cách xưng hô tôi đoán có lẽ là một
viên sĩ quan, tôi cầm máy:
- A lô! Tôi là Sao Hôm đây! Các anh
gặp có việc gì.
-
Tôi, trung tá Phạm Văn Đính, chỉ huy trưởng trung đoàn 56 xin được gặp cấp chỉ
huy cao nhất. Xin ông cho biết danh tính cấp bậc.
Nghe
câu nói đó tôi nghĩ anh này chắc được huấn luyện rất chính qui từ bên Mỹ. Riêng
tôi, chưa từng dự kiến đối thoại với địch nên lúng túng không biết xưng hô thế
nào.
-
Chúng tôi không có thói quen xưng hô tên tuổi cấp bậc với đối phương trong lúc
tác chiến, anh gọi tôi là Sao Hôm là được rồi. Tôi không phải là cấp chỉ huy
cao nhất nhưng có thể trả lời những gì anh cần hỏi, nếu quá quyền hạn tôi sẽ
chuyển đạt lên cấp trên.
- Tôi đề nghị các ông dừng hỏa lực
trong 1 giờ, chúng tôi muốn thương lượng.
Tôi
dùng điện thoại báo cáo lên cấp trên, sư đoàn điện xuống “Anh có thể gọi họ là
ông, anh bảo nó đầu hàng đi chứ còn thương lượng gì”.
Tôi trả lời cho viên trung tá chỉ
huy trưởng:
-
Tôi nghĩ đề nghị của ông không thích hợp, các ông đã mất Đầu Mầu, Ba Hồ, Động
Toàn rồi. Lữ đoàn thiết giáp lên giải vây cho các ông đã bị đánh tan, chạy lui
rồi. Đông Hà cũng sắp mất.
Chắc
ông cũng đã nghe tiếng súng máy gần kề rồi. Các ông hạ vũ khí ngừng chiến đấu
là tốt nhất. Các ông nên đầu hàng đi.
-
Có đầu hàng cũng cần thảo luận các điều kiện chứ!
-
Không cần thảo luận đâu. Ông có biết chính sách 10 điểm của Mặt trận Giải phóng
Miền Nam không?
-
Tôi có biết
-
Chúng tôi chấp hành đầy đủ chính sách 10 điểm đó.
-
Nhưng tôi cũng cần triệu tập các sĩ quan dưới quyền, họ chỉ huy từng bộ phận
rải rác khắp nơi và cần thời gian để họp.
Cấp
trên vẫn theo dõi cuộc nói chuyện trên VTĐ của tôi, lúc này gọi xuống hướng dẫn
cho tôi một số thủ tục.
Tôi
nói với trung tá Đính:
-
Vậy thì tôi đồng ý ngừng hỏa lực trong 1 giờ như yêu cầu của ông. Còn yêu cầu
của chúng tôi là ông cho kéo cờ trắng lên cột cờ trung tâm căn cứ trước khi
ngừng hỏa lực. sau khi ngừng hỏa lục được 30 phút, một nửa số quân của ông phải
ra khỏi công sự, lên mặt đất, không mang vũ khí.
-
Tôi thỏa thuận và đề nghị ông dừng hỏa lực, ông cho treo cờ đi.
Qua
ống nhòm chúng tôi thấy có 1 người lính trèo lên nóc lô cốt phía Tây phủ lên đó
một tấm vải trắng rồi vội vàng tụt xuống hầm.
Một
lát trung tá Đính gọi tôi:
-
Ông đã thấy cờ trắng trên cột cờ chưa?
-
Tôi thấy không có, nhưng có một binh sĩ phủ tấm vải trắng lên nóc lô cốt phía
Tây.
Im
lặng một lát, tôi nghĩ chắc là người lính quá sợ không dám rời xa công sự chạy
ra cột cờ, còn chỗ ông Đính thì không thấy được cột cờ chứ không có sự gian dối
gì.
-
Thế cũng được. Bây giờ chúng ta bắt đầu thực hiện ngừng hỏa lực và thực hiện
các việc trong lúc ngừng hỏa lực.
Tôi
và trung tá Đính thống nhất đồng hồ, xác định thời điểm bắt đầu ngừng hỏa lực
và thời điểm hết hạn ngừng hỏa lực theo giờ Hà Nội và giờ Sài Gòn. Sau đó không
lâu Trung tá Đính báo cáo cho tôi là thuộc hạ ông cũng đồng tình hạ vũ khí về
với Chính phủ Cách mạng.
Theo sự hướng dẫn của trên, tôi thống nhất với
ông Đính, bên ông cử một phái đoàn gồm một sĩ quan cấp đại úy đi cùng 2 người
cầm cờ trắng đi ra cổng hướng Đầu Mầu, ở đó có đại diện của ta đón tiếp. Tôi
chuyển lời cấp trên cho ông Đính rằng nếu ông bắt được 2 cố vấn Mỹ của căn cứ
cùng theo thì sẽ được trọng thưởng. Ông Đính nói họ tình nguyện đi theo ông.
Binh
sĩ căn cứ 241 lần lượt lên khỏi công sự, ban đầu còn lẻ tẻ dè dặt nhưng rồi mỗi
lúc một nhiều và không khí trở nên nhộn nhịp nô nức.
Đột
ngột trinh sát hướng Đông báo về đài chỉ huy, có 2 trực thăng bay rất thấp từ
hướng Đông lên. Hàng trăm con người đã bộc lộ trên mặt đất, không thể vì 2 tên
Mỹ mà trút pháo xuống căn cứ được, chúng bay thoát.
Binh
sĩ của căn cứ được hướng dẫn đi về nơi qui định, tuy không bắt buộc nhưng mỗi
người đều tạo ra một lá cờ trắng cầm tay.
Sau
khi binh sĩ ra khỏi căn cứ, trung tá Đính chào từ biệt tôi. Trước khi cắt liên
lạc VTĐ Trung tá cẩn thận nhắc “Tôi đã ra khỏi hầm chỉ huy, ông hãy lệnh cho
pháo thủ ra khỏi pháo…..”
·
Nhà báo Nguyễn Thắng lúc đó là Đại úy
thuộc Tổng cục Chính trị QĐBV đi theo Đoàn Bông Lau có ghi lại sự kiện đầu hàng
của Tr. Tá Đính trong bút ký "Kỷ niệm
một mùa hè đỏ lửa"
“…..Ngày 2-4-1972, trong lúc tôi
đang ăn trưa, lúc đó là 11 giờ 03, thấy chủ nhiệm chính trị Đỗ Sơn đứng trước cửa
hầm gọi giật giọng:
- Anh Thắng, anh Thắng ơi! Địch
đang hoang mang, rối loạn xin nói chuyện với ta. Mời anh về ngay Sở Chỉ huy nói
chuyện với họ
Tôi bỏ dở bát cơm chạy theo anh Sơn
về Sở chỉ huy. Các anh Cao Sơn, Trương Linh Huyên đang trao đổi với nhau bàn
cách xử lý tình hình. Sau khi được nghe các anh cho biết: anh Phạm văn Đính
Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 (Sư đoàn 3 quân đội Saigon) bắt được tần
số bộ đàm của ta, đã đề nghị ngừng bắn pháo để anh đem cả Trung đoàn 56 về với
nhân dân cách mạng. Tôi nêu ý kiến:
- Yêu cầu Trung đoàn 56 treo cờ trắng
để thăm dò thái độ. Nếu họ thực lòng muốn trở về với nhân dân, chúng ta hoan
nghênh và tiếp đón, nếu ngược lại, chính họ sẽ bị Sư bộ Sư đoàn 3 Saigon và máy
bay Mỹ hủy diệt.
Các anh Cao Sơn và Trương Linh
Huyên còn phân vân về ý kiến của tôi liền điện về mặt trận xin ý kiến Tư lệnh
Lê Trọng Tấn và Chính ủy Lê Quang Đạo. Được Tư lệnh và Chính ủy Mặt trận cho
phép, tôi gọi điện cho anh Đính. Anh Đính trả lời không có cờ trắng. Tôi bảo,
không có cờ trắng thì bất cứ loại vải gì có màu trắng cũng được.
Sau khi sai lính lấy tấm vải trắng
trải giường nằm, kéo lên cột cờ, anh Đính gọi điện cho chúng tôi:
A lô - Bông Lau đâu đã trông thấy cờ
trắng chưa?
- Đã trông thấy cờ trắng, chúng tôi
trả lời anh Đính và quy định:
"Các anh chỉ được phép đi từng
người một, không được đem theo vũ khí và trang bị . Chỉ được ra hai hướng Tây
và Bắc (vì hai hướng này hoàn toàn do ta làm chủ), nếu đi ra hướng Đông và hướng
Nam, chúg tôi sẽ cấp tập pháo.
Anh Đính thỏa thuận.
Tôi yêu cầu anh Cao Sơn cho một xe
tới, một tổ thông tin đem theo máy bộ đàm và một tiểu đội vệ binh trang bị vũ
khí theo tôi lên điểm cao 241.
Trời mưa tầm tả, B52 bắt đầu hoạt động
ở tầm cao 10-12 km thả tọa độ. Mặc nó, bộ đội ta cực kỳ phấn hứng trước hào
quang chiến thắng. Anh nào cũng moi từ đáy ba lô bộ quân phục vải Tô Châu mới
tinh ra để mặc. Anh Trương Linh Huyên còn chỉ định anh Giáp - thiếu úy - trợ lý
cán bộ cùng với tôi lên căn cứ.
Đi dọc đường chúng tôi gặp anh Đồng
- trợ lý bảo tàng của binh chủng. Anh Đồng chưa biết diễn biến tình hình như thế
nào. Tôi truyền đạt cho anh mấy nét lớn và yêu cầu lên xe đi cùng chúng tôi.
Xe của chúng tôi đi cách điểm cao
241 chừng 500 mét thì vấp phải mìn chống tăng. Mìn nổ. Xe đứt xích và chạy rẽ
theo quán tính khoảng 30 mét thì khựng lại. Anh Đồng và ba chiến sĩ bị thương
nhẹ. Chúng tôi băng bó cho thương binh và gửi về tuyến sau.
Theo điều lệnh quân đội ta, trên đường
đi, ai có quân hàm cao người đó phải chỉ huy. Tôi quyết định hành quân bộ lên
căn cứ. Cách căn cứ chừng 300 m đã gặp Trung tá Phạm văn Đính, Trung đoàn trưởng
- Trung tá Vĩnh Phong, Trung đoàn phó cùng toàn bộ Tham mưu Trung đoàn 56 quân
đội Saigon ra với ta . Anh Đính mặc bộ quân phục ga-ba-din màu cà phê, đầu đội
chiếc mũ bành vải bạt áp nhựa lót trong mũ sắt, chân đi giày vải. Anh Vĩnh
Phong mặc bộ đồ vải thô màu cỏ úa, loại áo quần phát cho binh lính Saigon…..”.
·
Đặc biệt người chỉ huy Trung đoàn 38
Pháo - Đại tá Cao
Sơn trong hồi ký "N+3 một ngày oanh liệt
" đã ghi lại diễn tiến cụ thể sự việc ông trực tiếp nói chuyện với Tr.
Tá Đính:
“…Đêm hôm trước ngày 1 tháng 4, đã
khuya, trung đoàn phó Thông từ trên đài chỉ huy còn báo về “Có một tên địch nói
xen vào máy bộ đàm của ta, lải nhải suốt từ sáng đến giờ, khẩn thiết xin được gặp
ông chỉ huy cao nhất của Bông Lau”. Tôi nói với anh Thông “Anh tiếp xúc với nó
đi, hỏi nó là ai, xin gặp về việc gì”.
.Sáng ngày 2 tháng 4. Ngày N+3, khoảng 8 giờ, anh Thông điện về sôi nổi: “Trung
đoàn trưởng, tên đó tự nhận là Phạm Văn Đính, trung tá chỉ huy trung đoàn 56
đóng ở căn cứ 241 xin được gặp ông chỉ huy đoàn Bông Lau đề nghị ngừng bắn để
đưa đơn vị về với cách mạng”.
Lập tức tôi điện trao đổi với anh Hoàng Đan, sư đoàn trưởng sư đoàn 304, đang
phối hợp chiến đấu về sự kiện trên. Anh Hoàng Đan nói “Anh trực tiếp khuyến
khích nó ra hàng, chỉ huy sẽ được ưu đãi sử dụng”.
Chúng tôi họp ngay thường vụ Đảng ủy
trung đoàn gồm có anh Trương Linh Huyên chính ủy trung đoàn, anh Chu Sỹ Tính
phó chính ủy và tôi. Ngoài ra có anh Đỗ Son chủ nhiệm chính trị và nhà báo quân
đội Nguyễn Thắng đi theo trung đoàn từ đầu chiến dịch tham dự.
Ban thường vụ nhấn mạnh phải đề phòng âm mưu phản trắc, đặt ra quy định chặt chẽ
buộc chúng thi hành; liên hệ ngay với sư đoàn 304 chuẩn bị sẵn một bộ phận tiếp
nhận đầu hàng.
Khoảng 12 giờ, tôi trực tiếp cầm tổ hợp máy bộ đàm bắt liên lạc với Trung tá Đính.
Tôi hỏi: “Anh là ai? yêu cầu gặp người chỉ huy đoàn Bông Lau về việc gì?”. Một
giọng Huế gấp gáp nhưng khá rõ: “Tôi là Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng chỉ
huy trung đoàn 56 ở căn cứ 241 đề nghị ông ngừng bắn, tôi sẽ đưa toàn đơn vị ra
với cách mạng”.
Tôi nói: “Tôi là chỉ huy đoàn Bông
Lau đang nói chuyện với anh đây. Các anh chỉ có một con đường đầu hàng, nếu
không đêm nay sư đoàn 304 cùng đoàn Bông Lau sẽ tấn công san bằng căn cứ 241.
Chúng tôi hoan nghênh các anh về với cách mạng. Yêu cầu tuân thủ nghiêm những
quy định sau: 1/ Kéo cờ trắng lên. 2/ Bắt hai tên cố vấn Mỹ cùng ra hàng. 3/ Để
nguyên vũ khí phương tiện chiến đấu tại chỗ. Cả chỉ huy và binh sỹ đứng trên mặt
đất, xếp hàng đôi đi theo con đường duy nhất tới Đầu Mầu, sẽ có người đón..
Chúng tôi ngừng bắn 30 phút để các anh chấp hành những quy định trên”.
Đến đây Trung tá Đính lại nói thảng thốt: “Ba mươi phút chúng tôi không thể đủ
thời gian cử người đến từng căn hầm để thuyết phục đơn vị đầu hàng.. Lúc này hệ
thống đường dây điện thoại đã bị mảnh đạn pháo băm nát.”. “Vậy cần bao nhiêu”.
“Xin ông một tiếng”. “Thôi 45 phút, chấp hành đi. Đúng 13g30 các anh phải ra khỏi
hầm”.
Đến 13g30 chưa thấy tên nào xuất hiện
trên mặt đất, để răn đe tôi ra lệnh Bông Lau chú ý: Z39 (căn cứ Mai Lộc) 10
phát nạp đạn. Khoảng năm phút sau vẫn chưa thấy tên nào xuất hiện trên mặt đất,
tôi hô “Bắn!...” Căn cứ Mai Lộc sụp đổ, bùng cháy dưới cụm đạn tập trung của
240 viên 122mm, 130mm.
Vài phút sau cả ba đài quan sát của trung đoàn và tiểu đoàn đều reo lên và báo
về chỉ huy sở, địch hàng rồi. Hàng trăm tên cầm cờ trắng ra khỏi hầm đi về phía
Đầu Mầu. Đúng lúc lộn xộn hỗn loạn đó, hai chiếc u-ti-ti đỏ chót như hai con chuồn
chuồn ớt xuất hiện từ Đông Hà bay sát đường số 9 leo lên sườn điểm cao 241.
Chúng chỉ nâng nhẹ độ cao lướt qua hàng rào đậu xuống trước hầm chỉ huy gần cột
cờ. Hai tên cố vấn Mỹ tay xách cặp nhẩy lên máy bay.
Tôi điện báo anh Hoàng Đan, “trực thăng đang cứu cố vấn Mỹ, anh lệnh cho bắn đi”. “Sao cậu không dùng cao xạ (37mm) mà bắn”. “Cao xạ của trung đoàn đều đang ở gần trận địa pháo, có trông thấy đâu mà bắn”. “Khổ quá! (Một tiếng chát đập tay xuống bàn của anh Hoàng Đan), bộ binh xe tăng còn ở sau cậu (sở chỉ huy trung đoàn) làm sao bắn được. Tôi gọi điện cho Trung tá Đính “tại sao các anh để cố vấn Mỹ chạy thoát. Trung tá Đính nói”Lộn xộn, căng thẳng quá, đầu óc tôi mụ rồi, tôi không biết làm thế nào nữa. Thực ra Đính không dám bắt cố vấn Mỹ vì còn phải nghĩ đến vợ con đang còn ở Huế. Chúng xếp hàng trật tự đi về phía Đầu Mầu như quy dịnh. Tôi trao đổi với trung đoàn phó Ngô Đức Nghĩa đưa một bộ phận đi xe xích ATC lên Đầu Mầu tiếp nhận đầu hàng. Ngay đêm đó, trung đoàn phó Thông cùng bộ phận trinh sát ở đài quan sát đã thực hiện ý định của tôi vào căn cứ 241 lấy ra ba thứ: chiếc máy bộ đàm PRC25 mà Trung tá Đính đã xin hàng, tấm bản đồ chỉ huy và khẩu súng ngắn của Trung tá Đính.
Đọc qua bốn hồi ký, chúng ta chỉ thấy MỘT
sự kiện ông Đính qua hệ thống truyền tin xin đầu hàng mà có đến BA người nhận
là đã tiếp xúc với ông ấy: Trung đoàn trưởng Cao Sơn, Phó Đài Quan sát Hồ văn
Duyệt và nhà báo Nguyễn Thắng. Bài viết của ông Hồ văn Duyệt mới đây được con
gái ông là cô Hồ thị Hồng Nhung phổ biến, đã gặp sự phản đối của ông Nguyễn Quí
Hải. Ông Hải viết:
"...Tôi là Nguyễn Quí Hải nguyên là giáo viên ở trường sỹ quan pháo binh, trong chiến dịch tiến công 1972, tôi là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2E 38. Tôi có biết anh Hồ văn Duyệt. Trong bài viết của anh Hồ văn Duyệt đăng trên báo an ninh có hai điểm sai cơ bản, làm cho anh Thông trung đoàn phó và các chiến sỹ trung đoàn 38 không hài lòng. Thứ nhất, anh Hồ văn Duyệt khi đó chỉ là phái viên đi theo dõi đơn vị. Về nguyên tắc anh không thể được phép thực hiện kế hoạch hỏa lực. Anh Thông đi vắng đã có chủ nhiệm trinh sát thay và anh Thông cho biết khi Phạm văn Đính liên lạc xin gặp Bông Lau thì anh Thông đã về đài. Bởi vì anh chỉ sang đài chỉ huy của sư đoàn 304 ngay gần đó chứ không phải về sở chỉ huy sư đoàn ở rất xa. Anh Thông cầm máy nói với Trung tá Đính và sau đó chuyển về sở chỉ huy để anh Cao Sơn trung đoàn trưởng trực tiếp nói với Trung tá Đính. Anh Thông cũng không có quyền quyết định vấn đề này. Còn trong bức ảnh anh Hồ văn Duyệt bắt tay, thì đó là sau khi hàng binh đã về tập kết phía sau, ai bắt tay để kỷ niệm phút chiến thắng chẳng được. Anh Hồ văn Duyệt và báo an ninh thế giới cần trung thực với lịch sử ….."
Trong quân đội dù ở phía nào, quân kỷ và hệ thống chỉ huy luôn được tuân thủ, do đó ý kiến trên không phải là không hợp lý, ngay cả ông Cao Sơn khi được báo cáo cũng phải trình lên TL/ SĐ Hoàng Đan và BTL chiến dịch rồi họp Ban Chỉ huy Trung đoàn để "thảo luận và quyết định", hơn nữa, đây là một sự kiện hết sức quan trọng, đặc biệt, một sĩ quan cấp dưới không thể đơn phương giải quyết. Có thể có nhiều người nhận tin xin đầu hàng, nhưng chúng tôi nghĩ chỉ có Đại tá Cao Sơn Trung đoàn trưởng mới đầy đủ thẩm quyền để trực tiếp nói chuyện với ông Đính.
Thực tế là như vậy nhưng khi kể lại với
tác giả Andrew Wiest, ông Đính đã trình bày khác đi:
“…Vào
lúc 14 giờ, quân đội BV mở đợt tấn công biển người lần thứ hai từ hướng Tây gần
cổng chính căn cứ, trong lúc trận chiến đến hồi ác liệt, qua hệ thống truyền
tin, ông Đính nghe được tiếng nói của đối phương thông báo họ đang áp sát nơi
ông đóng quân, theo dõi nhất cử nhất động của ông, binh lính thuộc quyền và đồng
thời cho biết những hiểm nguy sẽ gánh chịu. Người đó còn bảo nếu chịu đầu hàng,
mọi người sẽ được cách mạng chào đón, bằng không sẽ bị tiêu diệt ... Cố vấn
Trung đoàn và các sĩ quan trong Bộ chỉ huy không ai biết gì về việc liên lạc
này. Sau đó, ông Đính có cuộc nói chuyện ngắn với Trung tá Camper đồng thời ông
nhận được lời kêu gọi lần thứ hai của đối phương, người này cho biết là cấp chỉ
huy của Cộng quân trong khu vực lập lại những lời lẽ trước đó, đồng thời cho biết
đây là lời đề nghị cuối cùng . Ông Đính trả lời cần thời gian để bàn bạc với
thuộc cấp và yêu cầu ngừng bắn, đại diện quân đội BV đồng ý.”
(..…A second NVA human wave assault struck the defenses of Camp Carroll from the west near the main gate. …. As the fighting raged, Dinh received a call from the NVA. The caller said that he was near and knew all about both Dinh and his men and of their danger. The caller then went on to make an offer; if Dinh surrendered, he and his men would be welcomed by the NVA. If they did not, they would die. The transmission then ended. Camper, who like everyone else atop Camp Carroll did not know of Dinh’s short conversation with the enemy…. After speaking with his U.S. adviser, Dinh then received a second transmission from someone who claimed to be the commander of communist forces in the area. He repeated the earlier offer and stipulated that it was the last such offer that Dinh would receive. Dinh responded that he would need time to meet with his regimental staff and requested a ceasefire. The NVA representative complied.…)
Đoạn
này có 2 điểm không đúng với thực tế:
- Thay vì Tr. Tá Đính chủ động liên lạc xin đầu
hàng như các hồi ký trên đã ghi cụ thể, ông lại bảo đối phương đã vào hệ thống
truyền tin của ông để vừa kêu gọi, vừa hăm dọa!
- Kể từ khi khởi cuộc tấn công, quân đội BV chỉ
sử dụng hỏa lực pháo binh với căn cứ Tân Lâm, chứ chưa có bộ binh tham chiến.
Ta hãy nghe ông Cao Sơn ghi lại những gì đã nói với ông Đính: Các anh chỉ có một
con đường đầu hàng, nếu không đêm nay Sư
đoàn 304 cùng Đoàn Bông Lau sẽ tấn công san bằng căn cứ 241.
Cuộc bộ đàm giữa Trung đoàn trưởng 38 Pháo và
Tư Lệnh SĐ304:
"
…Tôi điện báo anh Hoàng Đan, "trực thăng đang cứu cố vấn Mỹ, anh lệnh cho
bắn đi" .
"Sao
cậu không dùng cao xạ (37mm) mà bắn"
"Cao
xạ của trung đoàn đều đang ở gần trận địa pháo, có thấy đâu mà bắn"
"Khổ
quá! (Một tiếng chát đập tay xuống bàn của anh Hoàng Đan), bộ binh xe tăng còn ở sau cậu (sở chỉ huy trung đoàn) làm sao bắn
được…”
Trong
hồi ký Mùa Hè Cháy của Quí Hải, có đoạn ghi:
"...
Những ngày đó người lính đoàn Bông Lau (với chữ G trên ngực áo) thấy tự hào
không sao kể xiết. Sung sướng nhất là khi gặp anh em bộ binh ở sư đoàn 304, họ
đều phấn khởi xúc động nói: "Cảm ơn
các anh, cảm ơn pháo binh, không có các anh thì tối nay chúng tôi đánh vào, dù
chúng có bạc nhược đến mấy thì cũng khó tránh khỏi đổ máu ..."
Trong một tài liệu khác có đề cập đến việc Trung đoàn 9/304 sẽ tấn công căn cứ Carroll trong đêm 2/4/1972.
VI. ĐẦU HÀNG ... NHỮNG HỆ LỤY
Chiều 2/4/1972 lúc hai vị cố vấn Trung đoàn 56
về đến BTL/SĐ3 và thông báo tình hình căn cứ Carroll, Chuẩn tướng Giai không
tin, cứ nghĩ là hai ông này bỏ nhiệm sở, nhưng không lâu sau, tin đầu hàng được
xác nhận cụ thể nhất là ngay tối hôm đó, trên đài Hà Nội và Giải phóng phát đi
lời kêu gọi của Tr. Tá Đính. Sự kiện này đã tạo cú sốc lớn, gây hoang mang cho
các đơn vị đang chiến đấu, một số không nhỏ đã bỏ về tìm cách đưa gia đình vào
Huế, mất Carroll, một mắc xích quan trọng bị bỏ ngỏ. Chiều hôm đó căn cứ Mai Lộc
cũng phải di tản ... trên đà thắng lợi quân đội Bắc Việt tiến chiếm Chi Khu Cam
Lộ, dự định đánh thẳng vào Đông Hà, nhưng bị chận lại ở Đồi Quai Vạc (cây số 6,
trên quốc lộ 9). Tuy vậy, chỉ sau 3 tuần lễ nghỉ ngơi, chỉnh đốn đội hình và bổ
sung đạn dược, ngày 27 tháng 4, quân đội BV mở cuộc tấn công đợt hai và chỉ
trong 4 ngày, toàn bộ lực lượng VNCH phải rút vào bên kia sông Mỹ Chánh.
Đến chiều tối ngày 1 tháng 5 năm 1972, quân đội BV đã hoàn toàn chiếm tỉnh Quảng Trị mà trong kế hoạch ban đầu phải đến cuối tháng 6.
Với
việc mất Carroll, trong lịch sử chiến tranh Quốc Cộng, lần đầu tiên quân đội BV
đạt được những thắng lợi:
-
Đánh chiếm một căn cứ hỏa lực hùng hậu, nơi đặt bản doanh Bộ chỉ huy Trung đoàn
mà không cần sử dụng bộ binh. Chỉ trong 36 giờ đầu tiên của trận chiến, Cộng
quân đã sử dụng 247 khẩu pháo đủ loại bắn 8.000 quả đạn vào các căn cứ mà chủ yếu
là Carroll. Kinh nghiệm dùng hỏa lực pháo để áp đảo và dành chiến thắng đã được
áp dụng hầu hết trên các chiến trường miền Nam sau này như tại Nông Sơn, Thượng
Đức, Đồi 1062.
-
Một Bộ chỉ huy Trung đoàn với gần 1000 binh sĩ đầu hàng
- Chiếm hoàn toàn lãnh thổ của một tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa
Có một hậu quả tai hại khác về mặt tâm lý và tuyên truyền: Qua những trình bày ở trên ta thấy diễn biến tâm tư của Tr. Tá Đính từ sau hành quân Lam Sơn 719 đã nhen nhúm sự hoài nghi không muốn chiến đấu. Trong hồi ký của Đại tá Cao Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 38 Pháo cũng cho biết không phải đợi đến ngày 2 - 4 mà trong đêm trước đó Tr.tá Đính đã nhiều lần tìm cách liên lạc với đơn vị của ông. Có nghĩa là chỉ sau hai ngày bị pháo dập, tinh thần ông Đính hoàn toàn bị tê liệt: một phần có cảm giác bị bỏ rơi, phần khác có lẽ sợ chết, nên đã chấp nhận mọi điều kiện để đầu hàng, hoàn toàn không có ý nào khác. Thế nhưng khi nhận được tin này, Bộ Tư Lệnh chiến dịch Xuân Hè 1972 QĐBV qua sự chỉ đạo ở trên đã chuyển sự đầu hàng thành phản chiến, có nghĩa là cả Trung đoàn buông súng, trở về với "Quân đội Nhân dân".
Trong
dịp kỷ niệm 40 năm trận chiến 1972, Báo QDND đã phỏng vấn Trung tướng Phạm Hồng
Cư lúc đó là Thượng Tá Cục phó Tuyên Huấn được Tổng Cục Chính trị cử làm phái
viên tại mặt trận Trị Thiên, đã kể lại chính xác việc hoán chuyển sự kiện như sau:
“…còn một kỷ niệm giờ đây ít người nhắc đến là ngày 2-4, trước uy lực lớn của Đoàn pháo binh Bông Lau (Trung đoàn 38), toàn bộ Trung đoàn 56 của Quân đội Sài Gòn do Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng và Trung tá Vĩnh Phong, Trung đoàn phó ra hàng. Nhận được tin ấy, tôi báo cáo ngay với đồng chí Song Hào. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chỉ thị ngay: Chuyển việc đầu hàng thành phản chiến, đối xử không phải tù binh, hàng binh mà là những người phản chiến về với cách mạng, giữ nguyên cấp bậc cho họ. Tôi nghĩ, đó là sự chỉ đạo rất nhạy bén, rất hay, làm phân hóa tư tưởng đối với binh sĩ Quân đội Sài Gòn……”
Luận điệu tuyên truyền này đã có tác dụng ảnh
hưởng rất lớn tư tưởng của nhiều người, đặc biệt là sự khai thác của báo chí nước
ngoài; ngay cả trong nước Mỹ và đúng như nội dung lời kể nói trên và thực hiện
đúng "chính sách", ông Đính và ông Phong được giữ nguyên cấp bậc, đến
tháng 3 năm 1994, hai ông được Thượng tướng Lê Khả Phiêu gắn lon Thượng Tá.
Thực tế chỉ có hai ông Đính và ông Phong được ưu đãi, đa số còn lại phải chịu ở tù, sau 1975 mới được thả.
VII. CHUYỆN BÊN LỀ
Trận chiến ở căn cứ Carroll đã qua trên 40
năm. Một số sĩ quan quân đội BV tham chiến đã viết hồi ký với mục đích ghi lại
chiến thắng để … “tung hô dĩ vãng”, tuy nhiên, có vài chi tiết cần nói lại cho
rõ: Trong bài viết của ông Hồ văn Duyệt có đoạn ghi:” …Trước cuộc tiến quân
1972 của ta, Tổng thống Ngụy quyền Nguyễn văn Thiệu lên tận Cà Roon trực tiếp động
viên khích lệ binh sĩ…“ Sự thực không có chuyện này.
Trong
hồi ký “Mùa Hè Cháy” ở trang 170, ông
Quí Hải viết:” Sáng 1/5/72, ĐĐ6 dùng pháo lựu 155 ly chiến lợi phẩm thu được của
địch từ căn cứ 241, bắn bộ binh địch tập trung tại Cổ Thành, một phát rơi gần Sở
Chỉ huy BB3 địch, cột cờ bị gãy.
Thực tế, trong những ngày cuối tháng 4, địch bắt
đầu pháo vào thị xã Quảng Trị, nhưng cho đến sáng 1-5 trước khi BTL/SD3 rút đi,
không có quả đạn pháo nào rơi vào Thành Cổ cả! Một điều chúng tôi thắc mắc là cứ
sau một loạt pháo, cố vấn Mỹ qua hỏi chúng tôi: “Có quả nào rơi trong Thành
không “ Việc cột cờ gãy là có thật, nhưng do nguyên nhân khác, chúng ta hãy
nghe nhà báo Lê Huy Linh Vũ (Trung tá Nguyễn Thượng Thọ) kể lại sự kiện này
trong bài “ Ba ngày cuối cùng tại
BTL/SĐ3”
“…..Một
tiếng động mạnh rơi loảng xoảng, một người nào đó la to: Chết cha! Cột cờ đổ rồi.
Tôi vùng dậy, chụp lấy cái máy ảnh, chạy ra ra sân cờ. Cái cột cờ hiên ngang với
lá cờ phất phới theo gió như muốn thách đố với bất cứ ai và bất cứ cái gì, niềm
hãnh diện của người lính Sư đoàn 3 Bộ binh, chỉ còn là một đống sắt vụn. Mấy
anh cố vấn Mỹ đứng gần một chiếc căm nhông nói năng chỉ chỏ. Cái gì mà kỳ vậy” Chính họ đã làm ngã cột cờ. Dù vô ý chứ
không phải cố ý, họ cũng đã gieo vào lòng những chiến sĩ Quảng Trị có mặt tại
đó một nỗi hoang mang vô tận. Cột cờ tượng trưng cho một cái gì thiêng liêng. Cột
cờ ngã là điềm rất xấu. Cả bộ Tư lệnh nhốn nháo. Nhiều người nóng mặt muốn bước
ra dần cho mấy anh Mỹ một trận. Vài anh lính hung hăng bước đến gây sự. Mấy anh
Mỹ hình như cũng đoán biết sự bất bình của ta nên rủ nhau rút êm về phía hầm
trú ẩn dành riêng cho họ…”.
Sau khi các mục tiêu quân sự ở hai bờ sông Thạch Hãn được rút đi, Thành Cổ bị bỏ ngõ, các khẩu pháo của Trung đoàn Bông Lau chuyển hướng về Quốc Lộ 1 ở đoạn cầu Bến Đá nhả đạn giữa hàng ngàn người đang tìm cách chạy về phía Nam như Thiếu tá Sheridan đã ghi:".... “Đoàn người chạy giặc kéo dài hàng giờ và tôi nghĩ không đời nào còn có thể chứng kiến một hình ảnh tệ hại hơn khi mà vào sau giờ Ngọ, các pháo thủ của miền Bắc, vì lý do gì thì tôi sẽ không bao giờ hiểu thấu, đã khai hỏa các họng đại pháo trút đạn xuống đầu đoàn người. Hàng trăm người bị giết và bị thương, nhưng cái khối lúc nhúc người ấy tiếp tục ùn về phía nam. Chúng tôi không thể bắn trả vì tầm bắn của pháo binh địch xa hơn pháo của chúng tôi. Tất cả sự kính trọng tôi vẫn dành cho bộ đội Bắc Việt đã đánh mất từ hôm ấy. Các tiền sát viên của họ, những người chấm tọa độ và chỉnh bắn trận mưa pháo đã đến đủ gần để khẳng định rằng đa phần là dân thường và không thể là một lực lượng quân sự.”
Thế mà trong hồi ký Mùa Hè Cháy, ông Quý
Hải viết: “Dọc đường số 1 hàng trăm xe ngổn ngang, địch bỏ chạy. Máy bay địch
thâm độc thả bom vào những đoàn xe để phi tang, bất kể lính của chúng bị thương
còn ngổn ngang. Xe cháy nghi ngút.”
Chuyện Tân Lâm … hình như trong tận cùng của
nó vẫn còn ẩn chứa nhiều điều đánh động đến tâm trí nhiều người, ngay cả những
thế hệ về sau:
-
Cô Hồ thị Hồng Nhung, con của Đại úy Hồ văn Duyệt, nhân 40 năm trận chiến Tân
Lâm, đã lặn lội về chiến trường xưa để tìm “dấu tích” Ba mình và những người liên
hệ gồm cả hai phía, ta hãy nghe cô chia sẻ:
“ Tôi năm nay ngoài 50, là bác sĩ, chưa biết chiến trường, thương vong, khói đạn là gì ngoài mấy đợt tập quân sự thời sinh viên … một lần bị bắt vì đi biểu tình chống Trung quốc gây hấn biển Đông …
Cả
nước lấy năm 1975 là năm hòa bình lập lại, gia đình xum họp, nhưng chúng tôi
thì phải đợi đến năm 1987, khi Ba trở về từ chiến trường Campuchia và … mang
theo hai căn bệnh sốt rét và bệnh ngoài da. Căn bệnh viêm nang long ở chân tóc
của Ba khi ở chiến trường. Ba đã già, đầu tóc bạc thế mà bị cạo trọc vì chẩn
đoán nghi là nấm, chữa mãi cũng chẳng khỏi, người ta chẩn đoán ba bị ngứa là do
“căng thẳng chiến trường và bị tự kỷ ám thị “. Họ phát cho ba tôi hàng trăm
viên Aninazin, một loại thuốc chữa bệnh tâm thần phân lập! Căn bệnh ngứa da đầu
ấy được tôi xét nghiệm và chữa khỏi trong vòng một thời gian. ngã. Bà mắc bệnh
tim sau thời gian dài như vậy. Ở Việt Nam người lính không mắc bệnh “Hội chứng
chiến tranh”, có thân thì lo hay gia đình lo. Đến cơ quan thỉnh thoảng vẫn nghe
mắng nhiếc: “Thế hệ chúng tôi xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” họ chưa từng nửa
ngày chiến trường vì còn học ở nước ngoài để về phục vụ đất nước thời bình.
Nay mỗi lần về thăm nhà nhìn ba trên chiếc xe
lăn, biết là tuổi cao nhưng lúc nào trong lòng cũng nghẹn ngào. May còn có mẹ
và cô dâu nhà chăm sóc ba hết mực.
Tháng 12 năm 2011 tôi có việc ra Huế, tôi đã
tìm đến nhà ông Phạm Văn Đính nhưng được tin ông đã mất. Hỏi thăm nghe nói có
con gái ông là chủ khách sạn Hướng Dương ở đường Hai Bà Trưng, đến nơi cô lễ
tân nói khách sạn đã đổi chủ được hơn một năm. Đi lòng vòng hỏi thăm nghe nói
bên Tây Lộc. Ngồi một hồi, lăn tăn nghĩ có lẽ ông không muốn nhắc lại chuyện
này nên việc như không thuận. Đành thôi…”
Cô Hồng Nhung phổ biến bài viết của Ba mình và
bị ông Quí Hải phê phán như đã nêu ở trên, có thể ông Hải đúng trên nguyên tắc,
nhưng cô Hồng Nhung cũng có cái lý của mình để bảo vệ danh dự và tính trung thực
của ông Hồ văn Duyệt! Cô trả lời: “ … mặt khác bây giờ là một nhà báo chuyên
nghiệp, chú hẳn thấy những chi tiết ba tôi viết không thể là sự bịa đặt …, chú
đã quá hàm hồ khi nói ba tôi chụp hình ở khu vực tập kết để kỷ niệm ai muốn chụp
thì chụp . Có lẽ chú có thể thích như vậy, nhưng đó không phải là nhân cách của
ba tôi …”
“….Chú
là người cầm bút, chữ “trung thực” tôi đã biết từ bé dù bài thơ của Trần Dần bị
cấm, chú có trung thực khi nghĩ mình là người duy nhất biết rõ và đã phản ánh
trung thực một sự kiện lịch sử mà giúp cho hàng nghìn gia đình cả hai phía
không bị mất con, mất chồng, mất cha ấy không.
Tôi nghĩ cuộc chiến của dân tộc mất mát quá lớn lao. Có thể tôi đàn bà không thấy hết được sự vẻ vang, hào hùng, nhưng lúc nào tôi cũng rất biết ơn Ba đã được trở về và gia đình sum họp thực sự là năm 1987 Ba là chủ nhiệm pháo binh mặt trận 579 bên Campuchia .…..”
Để
vấn đề được rõ ràng hơn, cô cố gắng đi tìm thêm nhân chứng và may mắn gặp được
anh Baoleo và anh Học là Trinh sát kế toán pháo binh, người đầu tiên nghe được
tiếng nói ông Đính. Cả hai người đều xác nhận những gì ông Hồ văn Duyệt trình
bày trong bài viết của mình là trung thực, anh Baoleo cũng đã viết ra sự kiện ấy
theo lời kể của anh Học:
“….Trước khi đánh đồi Tân Lâm, pháo ta đã giã
vào cứ điểm bên cạnh một trận tơi bời hoa lá. Đến mức cứ điểm Tân Lâm đã hồn
siêu phách lạc. Ngày hôm sau, pháo ta giã vào Tân Lâm, có mắt pháo tốt nên hỏa
lực bắn khá chính xác và lại dầy. Nên nhớ là lúc này bộ binh QGP chưa tấn công.
Trung tá Đính chỉ huy trung đoàn 56 ở đây tự nhận thấy không có khả năng chịu đựng
thêm hỏa lực của pháo binh QGP nên mới quyết định đầu hàng.
Khi đó, Tr. tá Đính gọi điện đài cho QGP, đúng
ngay vào máy do anh Học nói ở trên cầm. Nên nhớ là tần số điện đài của QGP nói
chung và của máy của anh Học nói riêng với tần số điện đài của trung đoàn 56-QL
VNCH là không lạ gì nhau. Anh Học có kể rằng: nhiều khi quá chán trong việc phá
sóng của nhau, hai bên đã chửi nhau rồi giao hẹn: mày để bố mày làm xong thì bố
cũng để yên cho mày làm việc…”
Khi anh Học nhận được đích thân Tr Tá Đính
gọi cho xin gặp chỉ huy QGP để xin ngừng bắn (chưa phải là đầu hàng cái rụp đâu
nhé), anh Học còn choáng váng chứ chưa nói gì đến các cấp chỉ huy của ta sau
khi nhận được báo cáo của tổ thông tin trinh sát pháo.
Vì thế, pháo ta lại tiếp tục dập vào Tân
Lâm. Đến lúc này, Tr. tá Đính quát như chửi vào máy của anh Học. Đại ý nói rằng:
chúng tôi đã chuẩn bị đầu hàng, các ông còn lật lọng bắn vào anh em khi ở ngoài
công sự, v...v… Đến lúc ấy các bố nhà ta mới tin là thật. Và câu chuyện kết
thúc như các bác đã biết.
Tuy nhiên, cái Baoleo muốn nói ở đây là anh Học
là người có công đầu trong việc chắp nối cho Tr. tá Đính và cấp trên của ta, dẫn
đến việc có câu truyện hài là trung đoàn 56 ngụy phản chiến, thì lại không có
cái khen nào cho việc ấy .
Mà trong chiến dịch xuân hè 72 đó, anh Học nhà ta lại được huân chương cho một
việc ngáp ruồi.
Khi thấy trực thăng địch đáp xuống mõm yên ngựa trước mặt, anh Học thấy ngon
quá liền gọi ngay cho pháo nhà táng vào.
Không ngờ sau đó, cụ Cao Văn Khánh điện ngay cho đoàn Bông Lau; thằng nào gọi bắn
giải vây cho sở chỉ huy chiến dịch. Tất nhiên là tên của Học được nêu ra. Và Học
được thưởng huân chương cho việc ấy.
Nhưng thật ra theo Học: mình có biết sở chỉ huy của các bố ấy ở cóc đâu, thấy
ngon thì gọi bắn thôi, ai ngờ….ngáp…”
Trong
bài “Kỷ niệm một mùa hè đỏ lửa” ông
Nguyễn Thắng có nhắc lại: “ Tháng 7 năm 1991, ông vào Huế tham dự “Liên hoan
truyền hình toàn quốc” Ông Đính đã đích thân đi tìm và mời ông về nhà ở số 5D
đường Hai Bà Trưng. Ông Thắng hỏi bà Vân, vợ ông Đính: "Tháng 4, 1972, khi anh
Đính và cả Trung đoàn 56 phản chiến trở về với nhân dân, gia đình chị có bị
chính quyền Saigon lục vấn gì không?"
-
Anh Thắng à, đúng dịp ấy, em sanh cháu thứ ba, đàn bà sanh nở nằm buồng, họ
không gọi tới”, chị Vân trả lời.
Trước
đó ông Đính có căn nhà lớn ở 62 Lê Duẩn, nhưng sau 75 đã “hiến” cho cơ quan nhà
nước … Có lẽ căn nhà hiện tại chật chội nên đã trình bày với ông Thắng để nhờ
can thiệp giúp đỡ.
“….. Tháng 3-1993, tôi lại có dịp vào công tác
ở Huế. Nhân buổi làm việc với Thường vụ thành ủy và Thường trực UBND thành phố
Huế, tôi có nêu vấn đề.
Tôi
được biết anh Đính có ngôi nhà ở 62 Lê Duẩn, cơ quan nhà nước sử dụng, anh Đính
sẵn sàng nhường cho cơ quan. Nhưng hiện nay các cháu, con anh Đính đã lớn, tôi
đề nghị các anh xem xét cấp cho anh Đính một mảnh đất làm nhà. Sở dĩ tôi nêu vấn
đề, vì tháng 4-1972, tôi được trực tiếp đón anh Đính và Trung đoàn 56 về với
nhân dân.
Anh
Mễ - Thường vụ Tỉnh ủy Thừa thiên Huế kiêm bí thư thành ủy và các đồng chí thường
trực UBND thành phố đều đồng tình, sẽ giải quyết thỏa đáng.
Tối hôm sau trong lúc chúng tôi đang ăn cơm với
Hồng Nhu – Tổng biên tập tạp chí văn nghệ Sông Hương, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo,
nhà báo Phạm Viết Dũng thì thấy anh Đính đến thăm. Tôi đọc được trong đôi mắt và
khuôn mặt anh một niềm vui rạng rỡ .Anh Đính bảo:
-
Vợ chồng tôi cám ơn anh nhiều lắm. Sáng nay đồng chí Phó chủ tịch thành phố đã
gặp tôi và cho biết, sau khi anh đặt vấn đề, các anh lãnh đạo Thành ủy, ủy ban
đã nhất trí cấp đất cho tôi làm nhà!!! “
Trong lúc đi tìm tài liệu, tình cờ tôi gặp được
trang Web Khúc Quân Hành.VN, cũng rất quan tâm chuyện Tân Lâm, có một bạn trẻ
xưng danh là GiangVH, ghi lại lời kể của ông chú mình:
“…Ông chú em, là vệ binh của QT72, từng áp giải đối phương
từ 241 ra Bắc. Trong lúc nóng tính đã thúc báng súng vào 1 anh lính VNCH vì anh
ta cứ ì ra muốn nghỉ.
Chú
em sau đó tỏ ra ân hận. Rồi vừa đi vừa tâm sự với anh ta, mới biết anh ta quê ở
huyện Gò công, đang là sinh viên SG thì xung phong đi lính vì hoàn cảnh gia
đình khó khăn. Anh ta nói cao điểm 241 không chịu nổi sức ép của quân GP nên buộc
phải xin hàng. Anh ta còn cho xem thư của bạn gái gửi cho.
Ông
chú em cũng đọc thư ấy, cho đến nay vẫn thốt lên: Con gái trong ấy được học
hành đến nơi đến chốn, viết thư hay thật? Hay hơn nhiều so với thư của...người
yêu mình viết cho mình.
Chú
còn thừa nhận: Sĩ quan của họ được đào tạo rất chuyên nghiệp. Ví dụ BTrưởng
(Trung đội trưởng) của họ đã thuộc
hết lý lịch của quân nhân trong trung đội mình(họ tên, quê quán, gia đình, vợ
con...). Trong khi đó, sĩ quan mình thì chỉ...giỏi đánh nhau?...”
Chỉ chừng đó thôi cũng đủ nói lên được hết cái
phong thái của quân dân miền Nam như thế nào!
Trong
rất nhiều những bài viết về sự kiện Tân Lâm của phía quân đội Bắc Việt, hầu hết
đều có dụng ý tuyên truyền và không nói hết sự thật mà thiết nghĩ đến lúc này
chẳng cần thiết nữa. Chỉ có một ý kiến khá khách quan của Nguyễn Chiến Thắng -
lúc đó là lính tác xạ tại Bộ chỉ huy Trung đoàn Pháo Bông Lau nêu vài sự kiện
như sau:
-
Về bài viết của ông Hồ văn Duyệt: Lệnh ngừng
bắn trên là do đồng chí Cao Sơn chỉ huy pháo binh Bông Lau mới được quyền nếu
ba cô viết “Tôi nhắc lại với Trung tá Đính mệnh lệnh của đồng chí Cao Sơn” thì
bài viết thành công"
- Lý do không bắn hai trực thăng đến cứu
cố vấn Mỹ là "...Lúc đó tôi là chiến
sĩ tác xạ của Trung đoàn nên túc trực bên cạnh bàn làm việc của Trung đoàn trưởng
Cao Sơn và tham mưu trưởng Lê Nhĩ. Tôi có nghe rõ lệnh của sư trưởng Hoàng Đan
cho bắn 2 máy bay đến cứu cố vấn Mỹ. Đồng chí Cao Sơn có báo cáo pháo cao xạ 37
ly của đơn vị cách căn cứ 241 (Tân Lâm) khoảng 10km không bắn được...".
- Việc chuyển đầu hàng qua phản chiến:"...Còn dùng từ “phản chiến” lúc đó
theo yêu cầu của cách mạng để động viên khích lệ phía bên kia Việt Nam cộng hòa
bỏ ngũ về với cách mạng. Thực tế của vấn đề là: Trung tá Đính dưới hỏa lực mạnh
mẽ của trung đoàn 38 Pháo binh Bông lau, sự vây hãm của sư đoàn 304. Xin viện
binh không được. Nhìn thấy rõ sự thất bại, để đảm bảo tính mạng của anh em binh
sỹ trung đoàn 56 ông đã chủ động liên lạc với chỉ huy pháo binh Bông Lau ngừng
bắn để ra hàng. Nếu như hôm đó trung đoàn 56 bắt 2 cố vấn Mỹ hoặc quay pháo bắn
vào Ái Tử thì quả là phản chiến được ghi nhận chiến công rực rỡ..."
Có một điều thật tiếc là bên phía những người "Thua cuộc", không thấy sĩ quan nào ghi lại sự kiện ngày ấy, một vài tên tuổi được nhắc cũng chỉ đợi đến khi được hỏi chuyện mới lên tiếng như Thiếu tá Tôn Thất Mãn (Phút Cuối Tân Lâm), hoặc Đại úy Nguyễn văn Tâm (Chàng Pháo Thủ Thành Carroll)
Gần
đây mới thấy một bài viết hiếm hoi xuất hiện nhưng rất xúc động của một anh
binh nhì thuộc pháo đội B, TĐ 1PB/TQLC. Lúc đó mới 17 tuổi, anh tự xưng danh:
Tôi tên Nguyễn Tấn Tài, sinh ngày 27 tháng 4 năm 1955, số quân 75/103522, KBC 3341.
"...Tuổi lính của tôi không nhiều,
chưa bằng cái lẻ của người khác, ba tháng quân trường cộng với bốn tháng hành
quân thì chỉ mới được bảy tháng - từ ngày vô trường cho tới ngày bị bắt làm tù
binh. Tôi viết ra đây là những gì tôi được nghe và thấy. Tất cả là sự thật
không thêm, không bớt và với cái nhìn của một binh nhì mà thôi.
(Nước mắt vào Hạ 72 - "Trường Hận"
Đó là vết xâm của tôi tại miền Bắc
Anh
kể chuyện một cách dung dị, nhớ tên gần hết những quân nhân trong đơn vị, tình
cảm, gắn bó giữa sĩ quan và thuộc cấp: Thiếu úy Văn (có lẽ là Trung đội trưởng)
rất thương tôi, anh hứa với tôi là chuyến hành quân này về có dịp anh sẽ giới
thiệu cô em vợ cũng xinh lắm cho tôi. Anh còn nói khi nào về phép mà muốn đi
chơi nữa, nói cho anh biết, anh sẽ cho đi. Trong những ngày đầu tháng 4/72, lúc
đầu được biết rõ mở đường máu, có TĐ7 lên tiếp cứu, sau đó lại bảo tử thủ, cuối
cùng thì đầu hàng. Khi nghe tin này, Thiếu úy Văn rất tức và chửi thề: ĐM, Tôn
mày lấy súng kiếm ông Đính bắn bỏ cho tau.
Anh Tôn xách súng chạy đi nhưng trở lại bảo là
không thể đi được vì VC đã có mặt bên đó rồi ...Khi dứt tiếng pháo, tôi nhảy ra
khỏi hầm thì thấy đằng sau có 3 tên VC dùng thùng carton làm loa kêu:"
Lính thủy đánh bộ, hàng sống chống chết". Tôi và anh Trung bỏ chạy, kẽm
gai và mìn đã bị pháo dọn sách, nên an toàn xuống núi. Khi đến đường đất đỏ
ngoài vòng đai, VC đã đợi sẵn ở đó. Thế là tôi bị bắt.“….Ba
vẫn thường la hét trong giấc ngủ mỗi đêm, mẹ không dám nằm riêng sợ đêm nghe ba
Chúng dẫn tôi xuống quốc lộ 9, gần Khe Gió mới gặp những người chung Pháo đội, trong đó có Đại úy Tâm, Trung úy Liệu, Trung úy Văn. Cũng vào lúc này, chúng dẫn một số sĩ quan BB từ căn cứ đi xuống. Khi đi ngang qua có một vị nhìn chúng tôi, vừa khóc, vừa nói: Các em ráng lo gìn giữ sức khỏe để có ngày trở về với gia đình. Cờ trắng ở đâu tôi không nhìn thấy, nhưng chắc chắn 100% là không có ở PĐB/TQLC, chúng tôi là những quân nhân, mặc dù không là sĩ quan, cũng đã kiên cường chiến đấu đến phút cuối cùng, không ai đầu hàng hay bỏ chạy ... “Anh bị giam ở miền Bắc và rất đau thương khi biết đã có 3 đồng đội bị bắn chết khi trốn trại tại Thanh Phong và một anh chết đuối vì đói quá không đủ sức vượt sông khi trên vai vác cây gỗ nặng! Anh không được trao trả vào năm 1973, phải đợi đến tháng 9 năm 1975 mới được về nhà. Anh chỉ là một Binh Nhì, 3 tháng quân trường và 4 tháng chiến đấu, nhưng thật dày dặn và kiên cường, xứng đáng là phong cách của người chiến sĩ Cọp Biển!
Chuyện cuối cùng là lời của Chuẩn tướng Vũ văn Giai, sau khi đọc bài "Phút Cuối Tân Lâm", nghe Thiếu tá Tôn Thất Mãn kể lại nội dung cuộc họp vào trưa ngày 2/4/72: Ông Đính nói đã trình với Tư Lệnh Sư Đoàn và tướng Giai bảo sẽ không có yểm trợ gì vào lúc này, Trung đoàn phải tự quyết định lấy. Tướng Giai đã chia sẻ với cựu Tr. Tá Nguyễn Tri Tấn, Trung đoàn phó TĐ2/S Đ3BB: "Đính không nói với tôi trước khi đầu hàng mà chỉ nhờ Đại tá Chung, Tư lệnh phó chuyển lời chào từ biệt. Vì ngày hôm đó tôi vào Huế gặp Tổng thống Thiệu ra thăm, tới chiều tôi mới biết Đính đầu hàng mà không ai báo cáo gì cho tôi cả, tôi đâu có cho Đính toàn quyền quyết định. Tôi đã gặp ngay cố vấn của Đính được trực thăng bốc về và tôi đã nghe ông ta nói với những gì đã xảy ra, nếu tôi biết được, tôi đã ngăn cản ...".
VIII.
LỜI KẾT
Trận chiến 1972 đã qua 41 năm, nhưng chuyện trên đồi 241 vẫn chưa nói hết
hay đúng hơn chưa được trình bày một cách khách quan. Những người có mặt lúc đó
bây giờ một số ra đi vĩnh viễn, số còn lại đã già, phút giây nào đó nghĩ về
chuyện ngày xưa, có người sung sướng mỉm cười, có người chua xót phiền muộn! Nhưng
khi lòng lắng xuống chắc ai cũng có chút ưu tư ngậm ngùi cho thân phận mình
trong thời chinh chiến! Bởi vì chiến tranh là một lỗi lầm lớn của nhân loại, nhất
là giữa những người cùng màu da tiếng nói.
Càng về lâu về dài sau này, các bạn trẻ đọc chuyện
cổ tích sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có một thời tổ tiên họ đã đổ biết bao xương
máu để tranh nhau một ngọn đồi! Thực tế đã xảy ra như thế và mỗi người hành xử
đúng ở vị trí, lý tưởng mình phục vụ ...Và bên này bên kia đều có cách lý giải
để bảo vệ mục tiêu chiến đấu. Tuy nhiên, trên tất cả vẫn còn cái ĐẠO của người
lính về lòng trung kiên, anh dũng, chấp nhận hy sinh ...Bởi thế đã có những chiến
sĩ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, những tướng công chết với thành, hay những
cấp chỉ huy đã tuẫn tiết!... Lịch sử từ ngàn xưa chưa bao giờ vinh danh những kẻ
đầu hàng!
Một ngày đầu tháng 10 năm 1971,
những chiến binh từ muôn phương hội tụ về Ái Tử để hình thành một đơn vị có
trách nhiệm trấn giữ vùng địa đầu giới tuyến Đứa con sinh sau đẻ muộn của Quân
Lực như một thân cây mới trồng xuống, vừa bén rễ, chưa được thử thách với nắng
mưa đã bị cơn bão 72 làm xiêu vẹo tả tơi! Sự kiện căn cứ Tân Lâm đầu hàng là một
dấu ấn trong chuỗi những nghiệt ngã của những người lính SD3BB. Với niềm ưu tư
khắc khoải ấy, chúng tôi cố gắng tìm kiếm, lượm lặt đó đây những sự việc trung
thực liên quan để chừng mực nào đó cùng với nhiều người bổ sung cho câu chuyện
thêm súc tích, dần dần sẽ có bức tranh hoàn thiện như ý nghĩ của một nhà báo:
"Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá
khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm .
Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi
chúng ta không bao giờ bỏ cuộc ".
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
*
Book: Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN
by Andrew Wiest (Author), Jim Webb
(Foreword)
*
Book: The Easter Offensive - Turley,
Colonel G.H. Novato CA: Presidio Press, 1985
*
Website Thủy Quân Lục Chiến VNCH
*
Website GĐ Võ Bị Đà Lạt
*
Trung Đoàn 56BB, Trận Chiến Cuối Cùng Ở Căn Cứ Carroll (Vương Hồng Anh)
*
Ba ngày cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh/ SĐ3BB - Lê Huy Linh Vũ
*
Bài điểm sách “Một Quân Đội bị bỏ quên - Anh Hùng và Bội Phản trong QLVNCH”
*
Người pháo thủ thành Carroll - Giao Chỉ San Jose
* Trường Hận - Nguyễn Tấn Tài
Source: http://huongvebinhthuan.org/index.php?categoryid=11&p2_articleid=178
*
Sách: Mùa hè cháy – Quý Hải
*
Website Quý Hải
*
Website Hồ thị Hồng Nhung